Skip to main content

Posts

Showing posts from 2019

Nghệ thuật viết truyện ngắn (haha)

Có một dạo mình rất muốn tìm hiểu về kỹ thuật viết truyện ngắn, điều mà mình cho là rất đơn giản (vì có vẻ được dạy ở Mỹ rất nhiều) nhưng lại khó nắm bắt (học chuyên ngành Văn bậc đại học ở Pháp không được dạy, huhu). Vậy nên trong bài này mình chỉ viết về một số thứ mình nhận thấy trên đường học mò, học mót, chứ không áp dụng lý thuyết hay quy tắc nào cả. Truyện ngắn là hình thức đơn giản nhất trong sáng tạo văn chương hư cấu. Hạt nhân của truyện ngắn là « hành động » (action), cũng giống như trong nguyên tắc kinh điển về kể chuyện theo Aristote. Mọi yếu tố tạo nên một truyện ngắn phải xoay quanh hành động này. Truyện ngụ ngôn của La Fontaine là một ví dụ của truyện ngắn : con cáo ăn chùm nho. Nhưng điều làm một câu chuyện hay hay dở, là do bối cảnh, hay tình huống quyết định. Chùm nho cao quá tầm với của con cáo. Trong tình huống này không có sự cân bằng, và nhân vật vật lộn trong hoàn cảnh đó. Hai tác giả mà mình thích đọc truyện ngắn của họ nhất là Kafka và Borges. Điều

/truyện - người nghệ sĩ bên ngoài bức tường

Platon nói, không có chỗ cho nghệ sĩ trong thành phố của tôi. Người nghệ sĩ chưa bao giờ đặt chân đến đó. Để đi đến thành phố của Platon, người nghệ sĩ đã lênh đênh trên rất nhiều con thuyền khác nhau, ăn những mẩu bánh mỳ thừa từ bữa ăn của các thủy thủ, và nhấm nháp những quả táo lên men. Những đêm biển lặng và bầu trời quang đãng, anh hát cho họ nghe những khúc ca của mặt đất. Tiếng hát và tiếng đàn hòa vào tiếng sóng vỗ ồ oạp vào mạn thuyền, đôi khi họ cũng hát với anh, đôi khi họ chỉ im lặng lắng nghe. Người nghệ sĩ thỉnh thoảng cũng hát những giai điệu do anh tự nghĩ ra, và kể cho chú bé học việc trên tàu rằng những con mòng biển đã dạy anh âm nhạc. Chúng chở trên đôi cánh những khúc ca của sóng và gió. Chú bé lắng nghe anh chăm chú và nói rằng hình như ngày bé, chú cũng từng hiểu ngôn ngữ của các loài chim. Khi lớn lên người ta bảo chú phải chọn lấy một nghề, như là làm nông, thợ rèn hay vào quân đội bảo vệ thành phố, chứ không thể có chuyện một con người hẳn hoi mà lại hót n

một bức ảnh

Mình vốn không thích bị chụp ảnh, lý do thì chắc là do thấy mình trong ảnh với mình ngoài đời không giống nhau miếng nào; mình cũng không biết "tạo dáng", nên lên ảnh trông luôn ngớ ngẩn. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, khi người cầm máy là ai đó thân thiết với mình, thì ảnh trông sẽ dễ coi, dễ thương, và có thể dùng làm ảnh profile trong những dịp thực sự cần. Nhưng mình không định nói về nỗi sợ này ở đây. Mình muốn nói về một bức ảnh cụ thể, mà mình sẽ miêu tả nó, sẽ đặt nó vào những hoàn cảnh khác nhau để hình dung, chứ không chèn nó vào giữa những dòng chữ này. Mình muốn nói về bức ảnh chụp mình với ông bà ngoại vào khoảng năm 2001. Sở dĩ nhắc đến thời điểm đó, vì trong ảnh bà mình đang bế em bé cháu mình (con của chị họ mình) - chắt nội đầu tiên của ông bà, bên cạnh là mình và ông ngoại: ông một tay ôm choàng lấy mình, tay kia đặt nhẹ lên chân cháu bé và tay bà ngoại. Mình mặc một cái áo trắng dài tay, váy bò yếm xanh, đầu hơi nghẹo sang một bên rất điệu. Tấm ảnh n

"je pensais à toi"

Người đàn ông tóc muối tiêu, mặc vest màu xám nhạt, một tay cầm điện thoại áp vào tai, tay kia cố gỡ dây chiếc tay nghe. Ông đứng trên những bậc thang nối tầng 1 và tầng 2 của toa tầu; từ trên nhìn xuống chỉ thấy một phần gương mặt nghiêng nghiêng. Không rõ người ở đầu bên kia là ai, chỉ nghe loáng thoáng được vài câu ông nói: "je pensais à toi". câu này dịch sang tiếng Anh, chắc sẽ là: "I was thinking about you". động từ "penser" chia ở imparfait , chỉ một trạng thái, hay một hành động kéo dài trong một khoảng thời điểm không xác định trong quá khứ. Sự nhớ nhung hẳn là một trạng thái, và khi nhớ nhung ai, ta sẽ chìm trong niềm trìu mến vô bờ, ta như đứa trẻ bước trong cái bóng thân thương và ấm áp của cha mẹ hay người thân, bàn chân líu ríu lại khi bàn tay còn mải níu lấy vạt áo người lớn. Hay trong một liên tưởng khác, những dòng nhớ nhung cũng có thể là những làn khói, mơ hồ nhưng đặc quánh, mỏng manh nhưng nhằng nhịt tuôn ra từ những điếu thuốc cứ

một vài kỷ niệm

sau một thời gian vừa bận bù đầu vừa quá rảnh đến mức phải tìm cách nhồi nhét đủ loại lịch trình ăn chơi - công tác - làm việc vào đủ bảy ngày trong tuần / bất chấp tính chất và yêu cầu từ mỗi loại hình, mình nhận ra là nếu không bận thì mình chết mất. Vậy là phải nghĩ ra bảy bảy bốn chín thứ cần làm, sắp xếp công việc trước một tuần, và chỉ có thể trước một tuần, vì giời ơi khi người ta phải tự quản lý thời gian, có những thứ như được định mệnh sắp đặt mà rơi đùng xuống đầu ta một cái, và ta sẽ hoàn toàn ngây ngốc và ngay đơ ra, với những kilomet phải đi, những việc cần làm, còn tiền trong túi thì chỉ có hạn. Nhưng ta cũng chẳng biết đâu mới thực sự là những việc cần làm, hay ta chỉ làm chúng để lấp đi một khung thời gian trống, để yên tâm đi ngủ khi đã biết về những việc hôm nay đã làm, và ngày mai sẽ làm. Để cho phép bản thân ngủ hàng đêm, để có được động lực thức dậy rồi đối mặt với cuộc đời và với sức nặng của chính bản thân trên mặt đất. Và đôi khi ta sẽ nhớ, nhớ Hà Nội của ngày

một điểm tựa

đi khám sức khỏe chiều nay. Gần đây có rất nhiều điểu thay đổi. Bà ngoại mất, em trai chuyển trường, mình có công việc mới. Rồi cũng nhận ra rằng có những tình bạn đã mất đi, có những mối quan hệ có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Thế là một mình vò võ lặng lẽ đi lại trong chiều không gian của riêng mình, trong một timeline khác, một thế giới khác, một hành lang hẹp. Mình nhận ra chính mình cũng thay đổi, và phải chấp nhận điều đó. Có một hôm, chạy deadline mệt quá, mình nằm xuống cố chợp mắt, và để xua đuổi một hình ảnh gì đó xấu trong đầu, mình đã thử nghĩ đến gia đình. Mình nghĩ đến bà, rồi cứ thể rơi nước mắt. Bà không ở Hà Nội chờ mình nữa, không bao giờ nữa, không thể nào gặp lại bà nữa. Cái tương lai mà mình từng tính toán để thành hiện thực, giờ tan rã, rơi vào hư không của quá khứ. Mình tự hỏi có cái gì là bất biến giữa dòng đời này không? để mình bám lấy, níu lấy, chọn làm dấu mốc, làm điểm tựa, làm chỗ quay đầu, làm ánh đèn biển giữa một đai đương của lo âu.

Belleville cuối tháng Năm

Đêm hôm ấy, sau mấy tiếng đồng hồ lê chân giữa các nhà ga, mình đến Belleville. Quảng trường rất vắng người, mấy ngọn đèn thưa càng làm cho bóng tối dày đặc và trơ trụi. Mình gọi cho chị Châu ra đón, rồi kéo vali sang hàng KFC phía bên kia đường. Không phải vì mình đói, dù mình không nhớ mình đã ăn tối hay chưa, mà chỉ là giữa một màn đêm không có giới hạn, gian hàng sáng choang ánh đèn huỳnh quang ấy hiện lên như một trạm trú chân. Mình ngồi lên cái ghế đỏ, và mệt mỏi. Chị Châu đến, hỏi mình ăn gì chưa, chị mua cánh gà vì chưa ăn cơm, rồi bọn mình đứng chờ đến lượt. Chị đã gần như trao cho mình một cái ôm. Hai thanh niên da màu xếp hàng trước, quay sang hỏi chị Châu về điếu vape chị đang đeo, và chị trả lời họ về mùi chị đang dùng, mình không còn nhớ nữa. Mình nói vài câu ngắn, chị Châu tỏ ra hiểu và thông cảm. Rồi chị kéo vali cho mình về. Vali màu đỏ. Balo nặng, nhưng mình không quan tâm nữa. Tất cả chỗ hành lý đó, mình thu xếp vội vàng trong vòng ít hơn 1 tiếng đồng hồ, không chắ

/truyện - truyện không có tựa

Cô ngó đầu vào phòng, mái tóc mới cắt đung đưa nhẹ : « Hôm nay công ty em có tiệc, anh tự ăn nhé. » Vợ anh mang một mùi hương nhẹ nhàng và tươi tắn. Mùi cam, có thể là thêm một chút nhài – anh nghĩ. Ánh nắng buổi sớm bao phủ lên vợ anh một vầng hào quanh mỏng, phần thân trên của nàng lấp lánh sau lớp váy ren mỏng có in chìm những bông hoa diên vĩ. Anh muốn ôm lấy nàng vào lòng, nhưng kiềm lại được. Anh mừng là họ chưa có con. Nàng quơ lấy túi xách, luồn chân vào đôi xăng đan quai mỏng rồi hấp tấp với lấy tay nắm cửa. Tiếng cửa sập báo hiệu một buổi sáng bắt đầu, dù với anh, nó dường như cũng vừa kết thúc. . Nằm duỗi người trên chiếc chiếu đơn trải ngay trong phòng bếp, anh vắt tay lên trán và tự hỏi mình sẽ làm gì hôm nay. Sọt quần áo chưa đầy, anh cũng không định nấu cơm. Vợ anh chắc sẽ về muộn, và cô ấy sẽ đi ngủ luôn. Anh cứ nằm nghĩ vẩn vơ cho tới khi ánh nắng gay gắt của buổi trưa tràn đến gần mép chiếu. Anh chợt nhớ ra những cái cây mới mua hôm qua, chúng cần được thay ch

"vết thương lòng"

Cách đây hai năm, mình có đến thăm cô giáo dạy văn hồi cấp 2. Khi nhắc đến chuyện gia đình, cô có nói một câu mà mình nhớ mãi: "Chắc mẹ con không quên được vết thương lòng". Làm cách nào mà cô có thể tóm gọn nỗi đau kéo dài suốt cuộc đời một con người một cách kỳ diệu đến thế? "Vết thương lòng"... thật mơ hồ và thật cụ thể. Đã có ai chạm đến nhận thức của bạn và cả nội tâm của bạn như thế chưa? Mình cũng tự hỏi, người ta có thể có nhiều vết thương lòng hay không? hay tất cả những nỗi đau nhỏ mọn mà cuộc đời này mang lại đều cộng dồn lại thành một khối đớn đau? . Sau khi nói lời chia tay ấy, mình như cảm thấy có một nỗi đau thể chất đang dần hình thành trong lồng ngực mình. Tưởng như rất nhiều vụn vỡ cứ chồng chất lên, mỗi mảnh vỡ đều từng là một phần của cái gì đó lớn hơn, khi vỡ ra, dồn lại, chúng nặng nề hơn hết thảy. Mình tưởng như mình đã biết đến nỗi đau này rồi, nhưng khi nó quay lại trong hiện tại, mình vẫn muốn đổ gục như người sống lâu ngày trong hang t

mất một người thân

hôm nay có một cơn bão về. Thức dậy ở Hà Nội, mở cửa sổ ngôi nhà của bố mẹ, nhìn ra ngoài thấy mọi trạng thái của nước lấp kín không gian. Lâu lắm rồi mới đón một cơn bão. Có lẽ trong những tháng năm sống ở một đất nước mà đa phần diện tích được bao phủ với núi và đồng bằng, chỉ có cỏ ôn đới và cây bụi lá kim đã khiến mình nghĩ rằng mặt đất luôn yên ổn. Trở về với kinh tuyến này, trong thời tiết này, bỗng nhiên làm mình thấy lạ, dù có vẻ như sự bất ổn của tự nhiên khiến cho những nỗi lo trong mình bé mọn đi. Dù sao cũng phải lo cho một thứ gì đó lớn hơn. Có lẽ là như vậy. một cơn mưa đổ xuống là lý do để hủy một cuộc hẹn hơi kiên cưỡng. Thôi thì hãy hẹn nhau vào một ngày đẹp trời hơn, hay một tối đẹp trời hơn, ở một "nơi đẹp trời hơn", như một ban nhạc từng hát. . lúc đứng chờ mẹ trong một xóm chợ gần nhà, ngước nhìn lên thấy một cây khế lúc lỉu quả. Cảnh tượng này chắc chỉ ở "đây" mới có. Bỗng nhiên giản dị và đầy ắp yêu thương. lúc gội đầu, cắt một quả chanh r

"Saïgon", một vở kịch

(Ảnh từ Telerama) Thứ 7 vừa rồi mình vừa đi xem một vở kịch mà mình đã mong chờ từ năm 2017. Khi đó mình vừa mới xuống Aix-en-Provence nhập học Master, được hướng dẫn làm luận án về kịch nói Pháp-Việt và trong một lần rất tình cờ, một sinh viên có mẹ là Việt kiều đã giới thiệu cho mình vở kịch này.  Saïgon lần đầu ra mắt ở festival Avignon năm đó, và gây khá nhiều tiếng vang. Về mặt cảm xúc, rất nhiều người xem (trong đó có mẹ của cô sinh viên nọ) đã khóc, nhiều khán giả quay lại xem lần 2 lần 3. Về mặt thương mại, vở diễn đã đi tour nhiều thành phố và nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Bài viết này của mình không nhằm quảng bá cho vở diễn, cũng không có mục đích cung cấp thông tin. Trên internet đã có đầy đủ những thứ cần biết, và trước khi đi, mình cũng đã đọc thử vài review, để nếu có cơ hội sẽ trao đổi với người dựng vở. Như vậy, bài viết này chỉ nhằm nói lên những cảm nghĩ chủ quan của mình, như một người xem với những hiểu biết nhất định và có giới hạn, chứ không phải nói h

tự thuật - một nỗ lực thanh minh

Chuẩn bị cho một bộ hồ sơ mới, mình lại ngồi viết CV, tiếng Việt là tự thuật cá nhân. Có lần mình thấy bạn mình nói là cái nỗ lực quảng cáo bản thân này thật phiền phức quá, và đôi khi những thứ chúng ta hô bày, trang hoàng cho chính bản thân, như là chức vụ hay giải thưởng, không phản ánh chúng ta là ai. Mình là người hướng nội, và dù hết sức khắc kỉ, mình lại vô cùng ngại ngần mỗi lần phải tự dán một cái dãn gì đó. Ai sẽ đọc và ai sẽ hiểu mình như mình muốn? Và thậm chí, câu hỏi cần đặt ra là: Mình có muốn người khác hiểu mình không? Có một lần ngày bé, mình đã khóc cả đêm mà nhất quyết không chịu mở mồm ra nói lý do với mẹ. Từ những ngày còn non nớt, mình đã hiểu cái nỗ lực bất thành của từ ngữ khi cố gắng truyền tải những điều sâu kín của tâm hồn, những mất mát, những lỗ hổng, những cơn trầm uất cá nhân. Làm sao có thể khiến người ta hiểu khi chính mình không hiểu, làm sao để dùng một thứ của chung để giải nghĩa một cái riêng? Làm sao để chỉ cho ai đó lối vào thế giới của mình, k

năm năm, (số nhiều) năm

Hôm trước gọi điện nói chuyện với chị Tường Linh. Hai chị em lâu này không gặp, dù vẫn follow nhau trên mạng xã hội, thành ra có không biết bao nhiêu chuyện để kể. Chị nói, ôi thời gian trôi qua nhanh thế. Ngày mình mới gặp chị, mình đang học năm nhất Học viên Ngoại giao. Mình vẫn còn sống trong vòng tay bao bọc của gia đình, có nhiều mộng ước viễn vông và sẵn sàng làm trái lời bố mẹ để làm những gì mình cho là đúng. Trong một lần gặp nhau thuở ban đầu ấy, mình biết được là chị Tường Linh cũng có một thời như thế, và mình tự hỏi làm sao để chị trở thành một người phụ nữ "lộng lẫy" như bây giờ.  Ngày mười chín tuổi, mình đã khóc cả đêm để thuyết phục mẹ cho đi du học. Mình muốn được bằng bạn bằng bè, muốn được nhìn thấy một chân trời mới, sống một cuộc đời khác. Mình đã đi và nghĩ rằng, 3 năm mình sẽ về và làm sách. Tới bây giờ, hai mươi tư tuổi, mình vẫn muốn những điều như thế, chỉ là mục đích đã mông lung thêm nhiều. Mình không muốn làm gì cụ thể, mình chỉ muốn tiếp tục

Muốn sống

Tôi thật sự rất muốn sống. Bạn có nhớ cảm giác khi mới yêu một ai đó, trồng ngực đập liên hồi vì xúc động mỗi lần nhớ đến người ta? Tôi bỗng nhiên cũng có cảm giác đó với cuộc đời này. Một cuộc đời tôi đang sống, có thể sống hay đã bỏ lỡ. Muốn được hạnh phúc, muốn được sống bên cạnh người mình thương, muốn được làm điều mình muốn. Cười và khóc, muốn được vui vẻ và âu lo.

tired tired tired

Vậy là đã sang một năm mới. Không có gì nhiều để kể. Cuộc sống thì vẫn vậy, chỉ có thời gian thì ngày càng ngắn hơn. Có lẽ là do việc sống ở Bắc bán cầu, ban ngày ngắn hơn ban đêm. Hôm nay đạp xe đi làm, tự dưng thấy con đường hàng ngày vẫn quá thiếu một viên đá lát, may mà kịp chuyển bánh xe để tránh. Con đường mất một viên đá, có thể là đã từ lâu mà tới giờ mình mới để ý. Cũng như bỗng nhiên thấy mất một mảnh lòng tin đối với mẹ và em, mà đến hôm nay mới bất chợt nhận ra. Thực sự thì 5 năm nay mình đã đánh đổi thời gian ở bên gia đình để đạt được cái gì nhỉ? Và có lẽ thời gian là thứ duy nhất tiền không chắc có thể mua được. Mình vẫn rất thường xuyên nghĩ về những khoảng khắc đã bỏ lỡ, những người bạn đã vuột qua. Được và mất, rốt cuộc không thể nào đặt lên cùng một bàn cân. Trái tim mình, lấp đầy bằng những nuối tiếc, hóa ra lại hoàn toàn trống rỗng.