Skip to main content

Posts

Showing posts from 2016

ăn cơm một người

Gần đây, tôi có xem một series phim Hàn Quốc tên là Let's eat (dịch sang tiếng Việt là Thực thần ). Nhân vật chính là một nữ thư ký văn phòng luật, hơn 30 tuổi và đã li dị chồng, sống một mình trong căn hộ chung cư cùng với chú chó cưng là bầu bạn duy nhất. Nhân vật ấy rất thích ăn uống, nhưng lại luôn khổ sở mỗi khi đi hàng quán, vì sợ người ta sẽ xì xào khi cô chỉ có ...một mình. Tôi ăn cơm một mình đã hai năm nay. Có sướng có khổ. Nhưng khổ thì nhiều hơn, dù sướng khổ chỉ là phán xét tự mình cho mình. Trót nấu gì hơi nhiều cũng phải ăn hết. Một hôm nổi hứng xiên que nướng thịt cũng ngẩn ngơ vì thơm ngon đến mấy, bày biện ra cũng chỉ có mình mình biết. Sinh viên đi du học chắc không có nhiều người sướng-khổ như tôi. Phần đông có bạn chung phòng, có bạn chung chăn, hay có một cộng đồng để tụ tập ăn uống. Riêng tôi thì không...có bạn. Giống như thiếu phụ độc thân kia, tôi không thích mở cửa kết giao với ai bao giờ. Mà tôi thậm chí còn kém hơn, vì tôi chẳng có con thú cưng nào hế

thức dậy trước trăm năm

Trăm năm là một mốc thời gian, cũng là một ước lệ để chỉ sự viên mãn. Chúc cụ già "sống lâu trăm tuổi", chúc đôi vợ chồng song hỉ "bách niên giai lão". Anh Lu (mình vẫn chưa quen với cái tên này lắm) làm thơ có câu "Thôi đừng nói chuyện trăm năm". Trăm năm ấy, có mục đích thì đáng sống, có người bầu bạn thì đáng vui. Nếu không thì cũng đã có Marquez viết tiểu thuyết cho những người cỏn con đọc. Marquez, ngoài Trăm năm cô đơn , còn có một tiểu thuyết khác là Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi . Đọc rộng ra một chút, ở nước Nhật cũng có Người đẹp say ngủ của nhà văn Kawabata với cốt truyện và ngôi kể gần như tương tự. Những nhân vật nam giới chạm ngưỡng tuổi già, nội tâm khép kín và mong ngóng một sự thay đổi nào đó ở những chương cuối cuộc đời mình. Các thiếu nữ say ngủ bên cạnh họ, vượt trên vẻ đẹp phồn thực khơi gợi dục tính, là sức nóng của đời sống vĩnh cữu, của tử cung người phụ nữ ôm ấp những mầm sống tuần hoàn. Hài hước và cũng đáng thương l

Finding Dory hay câu chuyện di cư và vấn nạn nhập cư

Tôi không nhớ mình đã xem Finding Nemo trong hoàn cảnh nào. Có lẽ là vào một ngày hè 8 tuổi, trong lúc dán mắt vào Disney Channel như vô số những đứa bé có bố mẹ bận rộn khác, tôi đã tình cờ gặp được chú cá hề Marlin trong hành trình tìm kiếm con trai Nemo. Tôi khá thích Finding Nemo , nhưng đúng theo cách một đứa bé yêu Doraemon hay Teddy Bear. Ở chúng có cái gì đó ngộ nghĩnh và "dễ thương" như các nhân vật trong những câu chuy ệ n cổ tích hàm chứa bài học đ ạo đ ức mà người lớn d ành cho trẻ con. Sự kết hợp giữa vẻ ngoài đáng yêu và những giá trị phổ quát như tình cảm gia đình, tình bạn, lòng dũng cảm v..v là câu thần chú chưa bao giờ thất bại, d ẫu nhàm chán. Theo đó, cách tôi nhìn bộ ba Marlin – Dory – Nemo không khác nhiều lắm với bộ đôi Lilo & Stitch. Tran g b ị s ẵn suy nghĩ ấy trong đầu, tôi vô cùng tự tin đi xem Finding Dory mà không tin rằng bộ phim này sẽ làm được gì khác các bộ phim hoạt hình ra rạp mỗi mùa hè phục vụ gia đình và các thiếu nhi. Nhưng tô

tháng ngày qua

Mình đã học gần xong năm thứ hai đại học rồi. Chỉ còn hai bài thi nữa, nếu điểm số ổn thỏa thì chuẩn bị cho năm ba. Thời gian hai năm không ngắn cũng chẳng dài, ngoài việc lên lớp thì mình tham gia dịch hai cuốn sách: một cuốn đã xuất bản, cuốn còn lại vẫn chưa biết sống chết ra sao. Rất thích đi học, nhưng có lẽ việc miệt mài với chữ nghĩa mới đem lại cho mình một chút vốn để bước vào đời. Biết mình là ai và làm được gì. Thỉnh thoảng đọc bài dịch của dịch giả không chuyên, mình nhìn ra chỗ nào hay, chỗ nào dở, từ nào đọc qua là biết ngay từ trong văn bản gốc là gì. Thực ra mình không phải con mọt sách, cũng không quá thiết tha với nghiệp văn chương. Sách chỉ là sách nếu không có người đọc. Ước mong lớn lao nhất của mình ở thời điểm hiện tại là làm sao cho văn chương nói chung, và việc đọc sách nói riêng không còn là cái gì xa xỉ hay thách đố khả năng đọc hiểu. Văn chương là đời sống, chỉ mong một tác phẩm được nhìn giản dị như nó vốn thế. Và vì cảm mến cái cốt cách giản dị ấy, mà ta

[ghi chép 5] "Nhưng mà, ở đây, giờ biết là lỗi tại ai ?" (*)

1. Mấy hôm nay lùm xùm chuyện ăn cá quá, dù mình bận thi, nhưng tin ngập cả news feed. Gọi viber về nhà cũng thấy mẹ kêu giờ chả dám ăn cá. Nhưng mà cá không ăn được, là lỗi tại ai? Bây giờ là lỗi của công ty nào đổ trộm chất thải ra sông ra biển. Thế sao mà công ty đổ trộm được? Công ty bèn hỏi câu khác, nhưng mà chúng tôi sản xuất thép bán được nhiều tiền hơn cá nên đừng có chỉ trích chúng tôi? Nhưng ở nhà mẹ hỏi: Không ăn cá nhá? Người bán cá cũng hỏi: Thế không bán cá thì làm sao sống? Nói chung không ai nhận lỗi, tôi chỉ ăn cá cũng không có lỗi. Tóm lại lỗi tại con cá. Con cá lại quyết dùng quyền im lặng. Nên lỗi chưa biết là của ai. 2. Chuyện con cá chỉ là chuyện nhỏ, liên quan đến chuyện lớn hơn một tí: Về Việt Nam không ăn cá có sống được không? Ảnh chôm trên mạng, đường Phan Đình Phùng. Mê đường này dã man. Hồi cấp 2 đi học toàn tưởng tượng ngày xưa đường đất rồi vua chúa sống như nào, có hay bị muỗi đốt không hoho Đi học ở Tây về thì nên ăn cá kho hay sushi, có

[ghi chép 4] Kafka, đọc hay là học

Vừa nãy mình nghe bản ghi âm buổi nói chuyện về Kafka do Nhã Nam tổ chức ở Hà Nội. Kafka là một cái tên khá quen thuộc với ai học văn học, dù bằng thứ tiếng gì. Tiểu thuyết của Kafka cũng là một gợi ý thường xuyên cho những ai muốn thử giết thời gian bằng việc đọc sách "khó". Mà tóm lại là, Kafka có khó học, và khó đọc hay không? sách Kafka ở nhà huhu, đọc mệt chết được mỗi cái bìa quyển nào cũng đẹp  Trước hết, tùy vào cách tiếp cận tác giả và tác phẩm. Học văn ở trường đại học luôn yêu cầu sinh viên phải nắm được tiểu sử tác giả và theo lẽ dĩ nhiên, kiến thức về tác giả sẽ ảnh hưởng đến cách hiểu tác phẩm. Trường hợp của Kafka khá đặc biệt: là người Do Thái sống tại Praha -Tiệp Khắc nhưng lại dùng tiếng Đức khi sáng tác. Ngoài cách xếp loại Kafka như một tác giả "lưu vong" (tương tự Milan Kundera, Samuel Beckett, Salman Rushdie...), thâm chí còn đáng chú ý hơn khi lưu vong trong chính bối cảnh văn hóa của mình, vì ông xa lánh cộng đồng Do Thái và khô

[ghi chép 3] nói ít đi, và kiểm duyệt trên facebook

1. Gần đây mình lại nghĩ, làm thế nào để khiến những thứ mình học được trở nên có ích: tức là bản thân mình đem ứng dụng được, mà người khác cũng thấy hứng thú muốn tìm hiểu. cái hình không liên quan chèn vào cho giãn chữ Thực ra, những điều được học ở trường rất khó rút gọn thêm được nữa: thầy cô nghiên cứu 1 vấn đề cả chục năm, rồi gói gọn những tri thức ấy vào 1 tiếng giảng bài. Mình ngồi nghe giảng là hấp thụ nội công đấy, lại đỡ phải đọc hết các tác giả nọ kia. Hôm trước bạn mình hỏi mình thế em đã đọc Republic của Plato chưa, mình bảo là chưa, chỉ thỉnh thoảng tùy vào môn học mà các thầy cô quote 1 đoạn để minh họa. Nói chung là đi học, trả bài thì thực dụng mà nói, không cần đọc hết tác phẩm làm gì. Trừ khi một kỳ học chỉ có 5 môn là nhiều nhất, thì tha hồ mà đọc. Nhưng 5 môn trở lên, mỗi môn 2 quyển 1 kỳ, ngày nào cũng đi học, việc đọc 10 quyển sách tử tế trong 5 tháng với mình là hầu như không thể. Nhất là cái thể loại lải nhải về bản thân như Rousseau ấy. Có kiểu sá

[ghi chép 2] rút ra từ các series

mình ghi lại đây danh sách những seris phim Mỹ mà mình đã xem trong khoảng 4 năm gần đây, nhất là 2 năm vừa rồi (tức là khoảng thời gian có thể xem tất cả những gì mình muốn miễn là tìm được bản online) : danh sách theo trình tự thời gian 1. Hannibal (drop sau ss2) 2. X-Files (xem lại) 3. Grey's Anatomy (drop sau khoảng 3 seasons) 4. True Detective (drop sau ss1 thì thay diễn viên) 5. American Horror Story (ss1-2) 6. Scream Queen (drop sau khoảng 6 ep) 7. X-Files (ss9) 8. Jessica Jones (chỉ có 1 season và đã xem hết) 9. Dexter (ss1-2, đang xem) tập trung vào title sequence, định nghĩa trên wikipedia như sau:  A  title sequence  is the method by which  films  or  television programs  present their title, key  production  and  cast members , utilizing conceptual visuals and sound.   It typically includes (or begins) the text of the  opening credits , and helps establish the setting and tone of the program. It may consist of live action, animation, music, still images,