Skip to main content

Posts

Showing posts from 2015

Hiệu quả "Thật Bất Ngờ" của hình ảnh

Bài hát Thật Bất Ngờ được ca sĩ Trúc Nhân thể hiện lần đầu vào đầu năm 2015, với 1 MV chính thức xuất hiện trên youtube từ tháng 4/2015 trong một cuộc bình chọn âm nhạc. Tuy nhiên, sức hút của ca khúc này vào thời điểm đó, cũng như vào 6 tháng sau trên sân khấu Bài Hát Yêu Thích, không thể so với thời điểm hiện tại. MV ra mắt ngày 4/12/2015 đã đạt 1.132.274 lượt view sau 6 ngày, một con số khá ấn tượng trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay.   Các bạn có thể xem video trước khi đọc những dòng dưới, hoặc đọc xong rồi xem cũng không sao Tuy nhiên, khác hẳn với những phản hồi tích cực thời gian này, Thật Bất Ngờ không được đón nhận nhiệt tình trong (những) lượt thể hiện trước: Trong bài đăng trên ngôi sao.net mang tiêu đề "Trúc Nhân bị chửi 'te tua' khi đả kích showbiz" có đoạn: Sau khi ca khúc ra mắt vài ngày, Trúc Nhân nhận được những phản ứng trái chiều từ khán giả. Trong đó, điều anh nhận được nhiều nhất là bị chửi te tua. Anh bất ngờ vì nhiề

A girl at my door (2014) - Ai được quyền uống rượu?

A girl at my door  (tên tiếng Việt: Cô bé nhà bên) là một bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc. Phim ra mắt năm 2014, là sản phẩm của một ekip khá đặc biệt: 2 diễn viên chính là nữ, đạo diễn cũng là nữ. Chủ đề chính của phim vì vậy cũng mang dấu ấn giới tính rõ rệt: đồng tính và bạo lực gia đình. Young-nam, một cảnh sát trẻ ở Seoul bị điều về làm đồn trưởng của một ngôi làng nhỏ ven biển. Sự xuất hiện của nữ cảnh sát mảnh mai hoàn toàn đối lập với không gian đang đón đợi cô: một cộng đồng khép kín, dân cư đa phần là người già với lực lượng lao động là người nhập cư trái phép, hoạt động dưới sự chỉ huy của người đàn ông có tiếng nói nhất trong làng, Yong-ha. Trên đường đi, Young-nam tình cờ bắt gặp một cô bé, sau này lại trở thành mối bận tâm của cô trong suốt thời gian công tác tại đây. Dohee là con nuôi của Yong-ha, thường xuyên bị bố và bà bạo hành về thể xác và tinh thần từ khi còn nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự phản kháng của thiểu số đối với đa số không phải đề tài hiếm gặp. H

Rì viu một cuốn sách giản dị

"Le sumo qui ne pouvait pas grossir" (xuất bản ở Viêt Nam dưới tên "Chàng su mô không thể béo") của Éric-Emmanuel Schmitt là một cuốn sách giản dị. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thất vọng với những lựa chọn của NXB Abin Michel (niềm tin có được từ trường hợp của Amélie Nothomb). Nằm trong chuỗi Cycle invisible (tạm dịch là Chuỗi vô hình), được giới thiệu trên wikipedia như là một serie các tác phẩm khai thác chủ đề tôn giáo, câu chuyện về chàng sumô có vẻ khác biệt. Anh chàng này tên là Jun, 15 tuổi, bỏ nhà lên Tokyo (là Tokyo ở Nhật ấy nhé) bán DVD và mấy thứ sextoys kì dị trên vỉa hè. Có một người bố tự tử vì chán nản cuộc sống, một người mẹ "thiên thần" yêu thương tất cả mọi người như nhau, nó sống lửng lờ và "dị ứng cả vũ trụ". Cho đến một hôm một ông trung niên đến ngó vào mặt nó và bảo: Ê có một thằng to tướng ở trong mày đấy. Thế là cuộc đời của Jun đùng một cái thay đổi. Nó học trở thành đô vật sumô dù rằng gầy nhẳng và ăn mãi không mập,

Khi tình yêu là địa ngục ở trong nhau (1)

Nếu ai đó muốn tìm hiểu về đề tài tình yêu đồng giới trong điện ảnh, có lẽ hai bộ phim Happy Togethe r (1997) và Blue is the warmest colour (2013) sẽ những tác phẩm đáng để khám phá nhất. Lựa chọn này của tôi cũng mang tính công bằng: nếu Vương Gia Vệ kể câu chuyện về hai người đàn ông yêu nhau, thì mối tình mà Abdellatif Kechiche đưa lên màn ảnh là tình yêu giữa hai cô gái trẻ. Dường như có một mối liên hệ đặc biệt giữa mùa xuân và tình yêu chớm nở (2), khi Happy Together (tựa tiếng Hán là Xuân quang xạ tiết - Ánh xuân tỏa hương  ) và Blue is the warmest colour đều kể lại quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp nhất của con người. Tất cả nhiệt huyết và khát vọng sống dồn hết vào một mối tình khắc cốt ghi tâm, để cháy bằng đam mê và rồi lụi tàn ngay sau đó. Có lẽ người nào bước vào tuổi trưởng thành cũng vậy: mải miết đi tìm một lẽ sống, một bản thể đối xứng với chính mình như mảnh ghép bị thất lạc từ lâu, rồi vỡ mộng vì biết rằng không ai có thể là tấm gương biết chiều lòng người s

Gọi tên Bình Yên

Ban nhạc Ngọt có một bài hát tựa đề là "Xin cho tôi". Đây là bài hát duy nhất của Ngọt mà tôi tải về máy tính, có lẽ trong một nỗ lực hơi vô ích từ mùa hè năm ngoái, khi mà mạng wifi hết sức tậm tịt. Đến bây giờ, khi Soundcloud và 8tracks đã trở nên quá quen thuộc đến nhàm chán, "Xin cho tôi" trở thành một lựa chọn an toàn để repeat liên tục, giữa những nỗ lực đứt quãng của các bài luận của ngày chủ nhật và tối thứ hai. Khi giai điệu duy nhất ấy được tua đi tua lại, ý thức của tôi về ngôn từ cũng đứt đoạn, rời rạc rồi biến mất hẳn. Tôi cần một thứ gì đó lấp kín đi lặng im trong căn phòng chỉ có tiếng thở của chính mình, chen vào giữa tiếng lạch cạch của bàn phím. Một cái gì đó quen thuộc và không có hình hài, chỉ để nhắc tôi là bản thân còn tồn tại, và phải chiến đấu với những suy nghĩ rối rắm hơn cả đoạn văn bản tôi đang cố giải nghĩa. Bốn giờ sáng ngày hôm nay, tôi lại bỏ rơi bài luận về King Lear của Shakespeare, bỏ rơi luôn cả "Xin cho tôi" của Ngọt.

"Tiêu cực/Iêu cực" của Cocacola ở Việt Nam

Chuyện chẳng có gì nếu mình không quáng gà lúc 5 rưỡi sáng và bắt được cái ảnh này trên facebook: (ảnh chụp bởi anh Nguyễn Hoàng Nam và chắc là anh sẽ không bao giờ biết nó bị đem lên đây hehe) nhìn lần 1: bạn thấy gì? "tiêu cực" Bạn sẽ không hiểu tại sao một nhãn hàng nước giải khát - ngầm hiểu là thứ bạn sẽ uống khi đang vui, khi đang giải trí - lại đem một khẩu hiệu như thế này đến với khách hàng.  Tất cả những thứ trước mắt bạn (visual) có thể mang một thông điệp ẩn mang tính chất tiêu cực:  1. Màu Không cần phải đưa ra các lý thuyết "dọa ma" để hiểu được điều này. Bạn tham gia giao thông, dừng lại khi "đèn đỏ", đường cấm sẽ có biển báo hiệu màu "đỏ", đa số các bạn nữ sẽ hiểu nghĩa của từ "ngày đèn đỏ", thế còn các khu phố "đèn đỏ" thì sao nhỉ? Tóm lại, nhận thức của bạn mặc định rằng màu đỏ tượng trưng cho một cái gì đó nguy hiểm, rằng bạn cần phải cẩn trọng hơn trong mọi hành động. (nghĩa 1)  Màu đ