Skip to main content

Posts

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh quay bị xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một giai
Recent posts

mưa mùa hè

trùm mưa đi từ phủ doãn ra quán sứ với TA, ướt lướt thướt. đường đáng lẽ gần, mà bị ngăn cách và kéo giãn bởi muôn ngàn giọt nước, thành xa thiệt là xa. đến nơi trú rồi thì mưa hơi tạnh, kể cho TA câu chuyện trú mưa ở SG hè năm ngoái, vì trót nổi hứng nghĩa hiệp đi mua urgo giúp mà bị kẹt giữa một cơn giông, đứng dưới một cái ô to đùng đen thùi của hàng ven đường, trên một cái bục xi măng, giữa một đại dương tan tác. và cứ như thế mà thêm một kỷ niệm mới với cơn mưa mùa hè ("hạ vũ"? lol) - trong đầu điểm sượt lại những cơn mưa đã qua. một cơn mưa có minh chở về trên xe cub đỏ. nhà mình với nhà minh ở quá xa nhau, giờ nghĩ thiệt cảm động nghĩa cử cao đẹp đó của người anh. và tiếc cái hồi còn gặp nhau hàng tháng được, say sưa nói những chuyện trên trời dưới biển, i miss us back then. chở mình về đến nơi thì minh sợ đi về bị ốm, thế là về nhà bằng taxi, ngày hôm sau mới lại lộn lên nhà mình và rước xe về, sau khi ngồi giữa nhà chém gió với mẹ mình. chẳng bao giờ thảnh thơi được

những thứ hết

thứ đầu tiên hết là dầu gội đầu và kem bôi mặt. không sao, ta có thể đi mua thứ thay thế, miễn là dòng tiền vẫn chảy, với tỉ giá mua vào cộng bán ra chia đôi. thứ hết mà gây đau khổ và khốn khó nhất là thuốc uống, thuốc an thần. cái này hơi khó, nhưng có thể dùng xêduxen khi quá kẹt. thứ hết mà gay go là quần áo. quần áo chỉ mang cho mấy tháng thu-đông và một chút công tác nhiệt đới, giờ dồn đống xong một vali màu lông chuột, mỗi lần sờ vào đều thấy nhớp tay, phải thở dài. không có váy vóc nhẹ bỗng và xông xáo, những sắc màu của mùa hè, xăng đan đi bền chân và không sợ ngấm mưa. oải hương không nở hoa, đành ôm trong lòng một cành hương thảo gẫy. ăn mặc chắp vá, bước đi sợ sệt vì sợ bị hỏi ở đâu về, đeo khẩu trang vì bụi, nhưng cũng để tự bảo vệ trước những câu hỏi xoáy vặn vô tư. đôi khi sa chân vào một cái hố lởm chởm trên mặt đất, vì mắt vẫn còn mãi nghĩ rằng hình như còn một bầu trời khác đang chờ.

"người đàn bà ngồi đan"

"người đàn bà ngồi đan" là tên một tập thơ của Ý Nhi. tuần này mình đọc thơ nữ với các bạn. hello, it's me (again?) hôm nay mình bị chán kinh khủng khiếp, "bị chán" vì không chủ động chán. chỉ là vẫn theo một nếp quen, lâu lâu nếu mọi chuyện có vẻ xuôi chèo mát mái thì mình sẽ khuấy một cú, và sau đấy nhúng đầu vào một lòng nước vẩn bùn. xong thế là mình sẽ hụp sâu xuống, đợi một sức đẩy thần bí nào đó - một lực Archimèdes "décalé" (tiếng Việt là gì nhỉ? trì hoãn?) đẩy mình lên lại, sống tiếp được, làm việc tiếp được, mỗi ngày accomplish một cái task tự bày và (tự cho là) hữu ích nào đấy. but not today. yesterday i couldn't hold me back and wrote him an email. i didn't regret it, but i know that me taking that step only hurts me even more. then everything went dark, the sun didn't show up today. my black heart bleeds. come again the dark eyes. not essentially, girl, you know it. những lúc thế này, mình đã học được cách đan len

Nghệ thuật viết truyện ngắn (haha)

Có một dạo mình rất muốn tìm hiểu về kỹ thuật viết truyện ngắn, điều mà mình cho là rất đơn giản (vì có vẻ được dạy ở Mỹ rất nhiều) nhưng lại khó nắm bắt (học chuyên ngành Văn bậc đại học ở Pháp không được dạy, huhu). Vậy nên trong bài này mình chỉ viết về một số thứ mình nhận thấy trên đường học mò, học mót, chứ không áp dụng lý thuyết hay quy tắc nào cả. Truyện ngắn là hình thức đơn giản nhất trong sáng tạo văn chương hư cấu. Hạt nhân của truyện ngắn là « hành động » (action), cũng giống như trong nguyên tắc kinh điển về kể chuyện theo Aristote. Mọi yếu tố tạo nên một truyện ngắn phải xoay quanh hành động này. Truyện ngụ ngôn của La Fontaine là một ví dụ của truyện ngắn : con cáo ăn chùm nho. Nhưng điều làm một câu chuyện hay hay dở, là do bối cảnh, hay tình huống quyết định. Chùm nho cao quá tầm với của con cáo. Trong tình huống này không có sự cân bằng, và nhân vật vật lộn trong hoàn cảnh đó. Hai tác giả mà mình thích đọc truyện ngắn của họ nhất là Kafka và Borges. Điều

/truyện - người nghệ sĩ bên ngoài bức tường

Platon nói, không có chỗ cho nghệ sĩ trong thành phố của tôi. Người nghệ sĩ chưa bao giờ đặt chân đến đó. Để đi đến thành phố của Platon, người nghệ sĩ đã lênh đênh trên rất nhiều con thuyền khác nhau, ăn những mẩu bánh mỳ thừa từ bữa ăn của các thủy thủ, và nhấm nháp những quả táo lên men. Những đêm biển lặng và bầu trời quang đãng, anh hát cho họ nghe những khúc ca của mặt đất. Tiếng hát và tiếng đàn hòa vào tiếng sóng vỗ ồ oạp vào mạn thuyền, đôi khi họ cũng hát với anh, đôi khi họ chỉ im lặng lắng nghe. Người nghệ sĩ thỉnh thoảng cũng hát những giai điệu do anh tự nghĩ ra, và kể cho chú bé học việc trên tàu rằng những con mòng biển đã dạy anh âm nhạc. Chúng chở trên đôi cánh những khúc ca của sóng và gió. Chú bé lắng nghe anh chăm chú và nói rằng hình như ngày bé, chú cũng từng hiểu ngôn ngữ của các loài chim. Khi lớn lên người ta bảo chú phải chọn lấy một nghề, như là làm nông, thợ rèn hay vào quân đội bảo vệ thành phố, chứ không thể có chuyện một con người hẳn hoi mà lại hót n

một bức ảnh

Mình vốn không thích bị chụp ảnh, lý do thì chắc là do thấy mình trong ảnh với mình ngoài đời không giống nhau miếng nào; mình cũng không biết "tạo dáng", nên lên ảnh trông luôn ngớ ngẩn. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, khi người cầm máy là ai đó thân thiết với mình, thì ảnh trông sẽ dễ coi, dễ thương, và có thể dùng làm ảnh profile trong những dịp thực sự cần. Nhưng mình không định nói về nỗi sợ này ở đây. Mình muốn nói về một bức ảnh cụ thể, mà mình sẽ miêu tả nó, sẽ đặt nó vào những hoàn cảnh khác nhau để hình dung, chứ không chèn nó vào giữa những dòng chữ này. Mình muốn nói về bức ảnh chụp mình với ông bà ngoại vào khoảng năm 2001. Sở dĩ nhắc đến thời điểm đó, vì trong ảnh bà mình đang bế em bé cháu mình (con của chị họ mình) - chắt nội đầu tiên của ông bà, bên cạnh là mình và ông ngoại: ông một tay ôm choàng lấy mình, tay kia đặt nhẹ lên chân cháu bé và tay bà ngoại. Mình mặc một cái áo trắng dài tay, váy bò yếm xanh, đầu hơi nghẹo sang một bên rất điệu. Tấm ảnh n