Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2016

[ghi chép 5] "Nhưng mà, ở đây, giờ biết là lỗi tại ai ?" (*)

1. Mấy hôm nay lùm xùm chuyện ăn cá quá, dù mình bận thi, nhưng tin ngập cả news feed. Gọi viber về nhà cũng thấy mẹ kêu giờ chả dám ăn cá. Nhưng mà cá không ăn được, là lỗi tại ai? Bây giờ là lỗi của công ty nào đổ trộm chất thải ra sông ra biển. Thế sao mà công ty đổ trộm được? Công ty bèn hỏi câu khác, nhưng mà chúng tôi sản xuất thép bán được nhiều tiền hơn cá nên đừng có chỉ trích chúng tôi? Nhưng ở nhà mẹ hỏi: Không ăn cá nhá? Người bán cá cũng hỏi: Thế không bán cá thì làm sao sống? Nói chung không ai nhận lỗi, tôi chỉ ăn cá cũng không có lỗi. Tóm lại lỗi tại con cá. Con cá lại quyết dùng quyền im lặng. Nên lỗi chưa biết là của ai. 2. Chuyện con cá chỉ là chuyện nhỏ, liên quan đến chuyện lớn hơn một tí: Về Việt Nam không ăn cá có sống được không? Ảnh chôm trên mạng, đường Phan Đình Phùng. Mê đường này dã man. Hồi cấp 2 đi học toàn tưởng tượng ngày xưa đường đất rồi vua chúa sống như nào, có hay bị muỗi đốt không hoho Đi học ở Tây về thì nên ăn cá kho hay sushi, có

[ghi chép 4] Kafka, đọc hay là học

Vừa nãy mình nghe bản ghi âm buổi nói chuyện về Kafka do Nhã Nam tổ chức ở Hà Nội. Kafka là một cái tên khá quen thuộc với ai học văn học, dù bằng thứ tiếng gì. Tiểu thuyết của Kafka cũng là một gợi ý thường xuyên cho những ai muốn thử giết thời gian bằng việc đọc sách "khó". Mà tóm lại là, Kafka có khó học, và khó đọc hay không? sách Kafka ở nhà huhu, đọc mệt chết được mỗi cái bìa quyển nào cũng đẹp  Trước hết, tùy vào cách tiếp cận tác giả và tác phẩm. Học văn ở trường đại học luôn yêu cầu sinh viên phải nắm được tiểu sử tác giả và theo lẽ dĩ nhiên, kiến thức về tác giả sẽ ảnh hưởng đến cách hiểu tác phẩm. Trường hợp của Kafka khá đặc biệt: là người Do Thái sống tại Praha -Tiệp Khắc nhưng lại dùng tiếng Đức khi sáng tác. Ngoài cách xếp loại Kafka như một tác giả "lưu vong" (tương tự Milan Kundera, Samuel Beckett, Salman Rushdie...), thâm chí còn đáng chú ý hơn khi lưu vong trong chính bối cảnh văn hóa của mình, vì ông xa lánh cộng đồng Do Thái và khô

[ghi chép 3] nói ít đi, và kiểm duyệt trên facebook

1. Gần đây mình lại nghĩ, làm thế nào để khiến những thứ mình học được trở nên có ích: tức là bản thân mình đem ứng dụng được, mà người khác cũng thấy hứng thú muốn tìm hiểu. cái hình không liên quan chèn vào cho giãn chữ Thực ra, những điều được học ở trường rất khó rút gọn thêm được nữa: thầy cô nghiên cứu 1 vấn đề cả chục năm, rồi gói gọn những tri thức ấy vào 1 tiếng giảng bài. Mình ngồi nghe giảng là hấp thụ nội công đấy, lại đỡ phải đọc hết các tác giả nọ kia. Hôm trước bạn mình hỏi mình thế em đã đọc Republic của Plato chưa, mình bảo là chưa, chỉ thỉnh thoảng tùy vào môn học mà các thầy cô quote 1 đoạn để minh họa. Nói chung là đi học, trả bài thì thực dụng mà nói, không cần đọc hết tác phẩm làm gì. Trừ khi một kỳ học chỉ có 5 môn là nhiều nhất, thì tha hồ mà đọc. Nhưng 5 môn trở lên, mỗi môn 2 quyển 1 kỳ, ngày nào cũng đi học, việc đọc 10 quyển sách tử tế trong 5 tháng với mình là hầu như không thể. Nhất là cái thể loại lải nhải về bản thân như Rousseau ấy. Có kiểu sá

[ghi chép 2] rút ra từ các series

mình ghi lại đây danh sách những seris phim Mỹ mà mình đã xem trong khoảng 4 năm gần đây, nhất là 2 năm vừa rồi (tức là khoảng thời gian có thể xem tất cả những gì mình muốn miễn là tìm được bản online) : danh sách theo trình tự thời gian 1. Hannibal (drop sau ss2) 2. X-Files (xem lại) 3. Grey's Anatomy (drop sau khoảng 3 seasons) 4. True Detective (drop sau ss1 thì thay diễn viên) 5. American Horror Story (ss1-2) 6. Scream Queen (drop sau khoảng 6 ep) 7. X-Files (ss9) 8. Jessica Jones (chỉ có 1 season và đã xem hết) 9. Dexter (ss1-2, đang xem) tập trung vào title sequence, định nghĩa trên wikipedia như sau:  A  title sequence  is the method by which  films  or  television programs  present their title, key  production  and  cast members , utilizing conceptual visuals and sound.   It typically includes (or begins) the text of the  opening credits , and helps establish the setting and tone of the program. It may consist of live action, animation, music, still images,

[ghi chép 1] "hai mặt của vấn đề"

1. Phong trào Occupy Wall Street (Chiếm lấy phố Wall) hình thành sau khi người ta phát hiện ra 1% dân số sở hữu 99% phần của cải của tất cả gộp lại. Với 1% giàu có ấy, phố Wall là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi kinh tế hàng đầu, cũng là một biểu tượng của chủ nghĩa tư bản. Chiếm phố Wall, hay tấn công vào một biểu tượng chính là cách 99% dân số còn lại: đông đúc, nghèo và yếu thế, thể hiện sức mạnh đối trọng của mình. Nhưng có thể thấy, nếu các hoạt động của giới tư bản nằm bên trong các tòa nhà, trong một mạng lưới dày đặc với cường độ gấp gáp, thì phong trào chiếm đóng lại nằm ở bên ngoà i, bằng một sức mạnh tĩnh . Măt khác, nếu giới tư bản thao túng nền tài chính, thì phong trào chiếm đóng tập trung bằng biểu dương tinh thần, hay đối với một số nghệ sĩ, là triển khai các hình thức văn hóa nghệ thuật. Tuy giao dịch tài chính không có hình thức vật chất, mà chỉ có một đơn vị tượng trưng là tiền, biểu dương tinh thần/văn hóa/nghệ thuật vẫn là thứ phù du hơn nhiều. Từ góc độ nà