Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2014

Tên tôi là Đỏ - Tuyết (Orhan Pamuk)

- Thổ Nhĩ Kì đánh mất, dù trong lịch sử hay (cận) hiện đại. Không có sự đối chọi trong hai tiểu thuyết, có một sự tiếp nối, thậm chí lặp lại - Đức tin, tôn giáo, mâu thuẫn cá nhân, dân tộc, Hồi giáo chính trị, Kurd dân tộc chủ nghĩa. Trong bối cảnh hậu Liên Xô còn những vết thương của chiến tranh và tái thiết bị bỏ dở. Chủ nghĩa khủng bố (?). Bạo lực vũ trang. - Tình yêu, hạnh phúc có dẫn con người đến sự cân bằng? Đức tin? Allah tối cao? - Nỗ lực của con người, cá nhân, hướng đến sự hòa hợp, và thất bại. - Người phụ nữ. Hôn nhân. Tìm kiếm sau nhiều năm lưu lạc/lảng tránh. Bất hạnh. Bất lực. - Sự tương phản giữa văn minh Hồi giáo và văn minh phương Tây. Sự nghi ngờ, thù hằn. Cực đoan và xô lệch giá trị. "Con người phương Tây trong tôi xao động" Conrad.

"Khi văn chương bị thiến nhà văn là tội phạm ngôn từ" - nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn (Phạm Vũ Lửa Hạ dịch)

Bài này mình đọc cách đây khá lâu. Phạm Vũ Lửa Hạ là cái tên lạ. Mỗi tội dạo này không vào được wordpress để đọc thêm các bài trên blog của anh. Cứ nghĩ câu: "Hạnh phúc thay một nhà văn mà được vô ngôn" là của Mộ Dung Tuyết Thôn. Hóa ra không phải. Nhưng trong quá trình học và đọc về tự do ngôn luận nên sẽ mang bài này về làm archive. Lời G iới Thiệu Mấy năm gần đây Mộ Dong Tuyết Thôn (慕容雪村, Murong Xuecun), sinh năm 1974, là một hiện tượng văn học Trung Quốc nổi lên  nhờ lưu truyền tác phẩm đầy đủ trên mạng song song với bản in bị kiểm duyệt. Trong năm qua, anh trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ phê phán kiểm duyệt ở Trung Quốc. Hôm nay (7/11), tờ New York Times  có bài dài giới thiệu về anh và vấn đề này (khi nào rảnh sẽ dịch bài đó). Dưới đây là diễn từ lẽ ra anh đọc tại Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái khi nhận giải Giải Văn học Nhân dân 2010, nhưng bị ban tổ chức cấm đọc. Anh đọc bài này tại Hong Kong hồi tháng 2/2011. Tựa đề entry này do mình đặt. (PHẠM VŨ

Janv.2014

- Introduction of Cultural and Critical Theories - L'histoire de la sexualité (Michel Foucault); Gender Trouble (Judith Butler) - Le thème de la réligion dans "L'étranger" d'Albert Camus: "la réligion apporte à l'homme la croyance, l'affection ou la rédemption en lui donnant un nouveau sens de la vie dans un monde òu il perd toujours sa direction et lui-même ainsi que propose un état équilibre du côté spirituel/ psychologique à l'individu et à la communauté" - comment a-t-il, Camus, rejeté cette idée dans L'étranger? -  Le thème de la réligion dans les oeuvres utopiques/dysopiques: la place de la réligion dans ces mondes imaginaires. - La dissertation de culture générale (Pierre Mollimard) Depuis le 6 Janv.2014

"Tôn giáo với đời sống con người"

Về vị trí của tôn giáo trong đời sống con người Tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, tôn giáo không ngừng tác động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và cá thể. Ở cả hai bình diện đó, tôn giáo đều phát huy chức năng bù đắp của mình. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, chức năng bù đắp đó chẳng những không hề suy giảm mà còn chuyển hóa thành những hình thức và khuynh hướng mới. Về chức năng bù đắp của tôn giáo, hiện vẫn đang tồn tại nhiều kiến giải khác nhau - tùy theo góc độ đánh giá; chẳng hạn từ góc độ nhận thức: tôn giáo là sự bù đắp cho cái duy lí bằng cái phi duy lí; từ góc độ đời sống: - sự bù đắp cho cái tầm thường bằng cái siêu việt. Tựu chung lại, các học giả đều nhất trí rằng: tôn giáo luôn là phần bù của mọi hiện thực để hiện thực đó trở nên hài hòa và hoàn thiện trong con mắt chủ thể. Truyền thống triết học biện chứng (từ triết học cổ điển Đức đến các biến thể mới của triết học marxist - neomarxist) tìm thấy bản chất của chức năng bù đắp củ