Skip to main content

Posts

Showing posts from 2014

Chỗ của tình thương

Từ ngày tôi bước chân xuống sân bay Charles de Gaulle đến nay, đã gần bốn tháng. Bốn tháng sống xa nhà và học cách tự lo cho bản thân. Tôi không rõ mình có trưởng thành lên chút nào không, cả về thể chất và trong suy nghĩ, nhưng sau một thời gian ngắn mải lo sống, tôi thấy tự do có vị khá ngọt ngào.  Tự do quan sát, tự do suy nghĩ. Về những thứ mình đã trải qua, về những thứ cách mình hơn một vạn cây số. Về cách thể hiện tình thương. Tình thương chắc phải khác với tình yêu. Tình yêu là thứ đến tự nhiên, và hầu như chẳng có lý do gì để giải thích tại sao mẹ lại yêu con, trai lại yêu gái. Tình thương bao gồm cả lý trí, để thương đúng người, đúng lúc và thương được nhiều người cùng lúc. Tình yêu có thể không đi cùng với trách nhiệm, nhất là khi đó chỉ là cái cớ để đẩy ai đó lên giường. Tình yêu có thể chấm dứt chẳng cần lý do gì to tát, nhưng tình thương thì không đứt gánh bao giờ. Tôi muốn nói gì khi nói về tình thương? Tôi sẽ nói về mẹ tôi. Mẹ tôi là một y tá. Tôi sẽ nói về b

Leslie Kaplan et sa perception littéraire

Ce semestre, mes profs nous font étudier Leslie Kaplan pour la partie de grammaire française. Je crois que ça peut-être un plus gros plan, car ils la prennent comme exemple dans plusieurs discussions. C’est génial même de savoir comment peut-on analyser un texte avec toute son implicité grammaticale dont cette langue se sent fière et  touts les écrivains en profitent. Jamais dans ma langue maternelle, j’ai témoigné la même chose. Alors j’aimerais citer un extrait du discours de Kaplan dans la conférence à la New School for Social Research à New York : Mon héros : Kafka, « écrire, c’est sauter en dehors de la rangée des assassins ». (Journal, 1922) Exemple de ce saut prodigieux : « Un matin au sortir d’un rêve agité Grégoire Samsa se trouva en énorme vermine » . C’est un saut, un saut dans la fiction, que l’on apprécie d’autant plus peut-être si on se rappelle que le père de Kafka, voir la « lettre au père » avait insulté un grand ami de son fils, l’acteur de théâtre yiddish Lö

comments on Nobel literature prize shortlist

in the Guardian: " Well it's not going to be Roth or Murakami - usually the pattern is: a name I recognise but have not read wins one year, followed by two years of people I've never heard of. Going on that basis, my money's on Peter Handke.." -> " You have never heard of Handke? What are you, an alien?" " Haruki Murakami to Nobel Prize is like Leo Di Caprio to Oscar. Always seen as forerunner every year but we know he won't win."

how some arguments go wrong

- "Hà Nội ngày xưa đẹp hơn Hà Nội bây giờ (rất rất là) nhiều." http://www.yan.vn/ngam-mot-ha-noi-binh-di-nhung-nam-mot-chin-hoi-do-37177.html Có thực sự là có nhiều sự khác biệt đến thế sau gần 20 năm? Câu trả lời của cá nhân mình là Không. Hãy thay xe đạp, xích lô bằng xe máy, thêm mũ bảo hiểm trên đầu những người trên đường. Hà Nội vẫn là một "đô thị" rất lộn xộn và ngày càng lộn xộn hơn. Vỉa hè vẫn là không gian sinh hoạt kinh tế và văn hóa với hàng nước, quán ăn và là nơi cho các cụ phụ lão thể dục, đánh cờ. Một thành phố luôn thiếu không gian như thế, lấy đâu ra chỗ cho cái Đẹp? Người Hà Nội ngày xưa văn minh hơn bây giờ. Thăng Long xưa đã là nơi đất lề Kẻ Chợ, dân tứ xứ đổ về làm ăn. Khái niệm người "Hà Nội gốc" phải hiểu như thế nào? Là người dân Kẻ Chợ từ những ngày xa xưa ấy còn bám đất làm ăn hay những "tiểu tư sản" chỉ xuất hiện từ một thế kỷ trước? Không nên đặt quá cao tiêu chuẩn đạo đức với người đi buôn và nếu dựa vào thờ

"Contextualising reproductive rights challenges: the Vietnam situation" - Women's Studies Forum, Vol.25, No.4, pp 443-453, 2002

by Heather Xiaoquan Zang and Catherine Locke p.450: "Mainstream information, education and communication campaigns, which are intended to disseminate information and knowledge of family planning and reproductive health, target couple and married women in their child bearing age, resulting the exclusion of those who fall outside such categories, including widowed or unmarried women and adolescent girls."

about Film art

when you talk about Film art, don't look for its meaning(s), but firstly how directors/artists visualizing things. just found someting very interesting to share: " Trần Thị Kim Trang – Epilogue: The Palpable Invisibility of Life (tạm dịch: “Đoạn kết: Tồn tại vô hình của cuộc sống”) của nữ làm phim người Mỹ gốc Việt Trần Thị Kim Trang. Đây là phần cuối trong tám bộ phim nổi tiếng của loạt phim The Blindness Series (Series về khái niệm “mù”) đã được giới thiệu tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Trong phần phim này, nhà làm phim sử dụng thu âm ghi lại trong những ngày cuối cùng bên mẹ mình trước lúc bà mất và tìm hiểu mối về mối liên kết giữa mẹ và con gái cũng như giữa cái chết và những di ẩn còn lại của những người đã khuất. Trần Thị Kim Trang còn sử dụng những trích dẫn và phông chữ viết tay của triết gia người Pháp Jacques Derrida diễn giải về sự tồn tại của những gì thấy được và không thấy được của ký ức và sự tuần hoàn của cuộc sống. Trần Thị K

"How to read a film: Movies, Media and Beyond" - James Monaco

Chapter 5: Film theory - Form and Function p. 470: Semiotics in Film theory "We now might want to add a fifth stage - especially in England and United States: the academic establishment of semiotics. Since the last seventies semiotics, along with its succesor critical systems, has become a useful tool for academicians interested more in publishing before they persish than in increasing our inderstanding of film theory. Because it is inherently, defiantly abstruse, semiotics is especially dangerous in this regard. In the hands of stylists like Metz, Eco (who later moved on to write popular novels), or Roland Barthes (whose books of essays were their own ends), the tools of semiotics can produce attractive and enlightening discursions. But lesser acolytes can get away with a lot here. Anyone intending to read semiotics should be forewarned: just because you can't understand it doesn't it means anything."

Sen thì xấu hay đẹp?

Loanh quanh tìm sen trong đầm Rộ hè, đi đường toàn thấy hoa quỳ. Online, toàn ảnh gái chụp với sen. Đầu tiên thấy buồn cười, thấy bực, rồi thì thấy buồn. Tự dưng thấy thương thay cho thanh niên trai tráng nhà ta, một (vài) thế hệ quay tay trước màn hình máy tính. Lan man nghĩ, ở làng Vũ Đại có Thị Nở một đêm mát giời bỗng dưng từ người không có gì (không duyên, không tiền, không phận) thành có rất nhiều (có duyên, có tình..rồi có..chửa). Nếu thị không tênh hênh thế thì đời Chí chắc khác, làng ấy chẳng khác. Thế thì bực gì? Thứ nhất, ai bảo phải ra hồ (đầm) sen, phải mặc yếm thì mới chụp ảnh mới đẹp, mới nghệ thuật? Hồ sen, đầm sen là để trồng sen. Như vậy, thứ đáng quan tâm nhất ở đấy phải là Sen, nếu không nói là cần phải được tôn vinh nhất. Hay người ta đã quá ngán với cái câu lặp đi lặp lại hàng trăm năm chỉ vì (?) có vần: "Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại xen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" Bỏ xừ, sen
 Bach's Cello Suits - Rostropovich 

Phim tháng 5

Vài phim mình đã xem tháng này cùng các nhận xét linh tinh: 1. Her (2013) Nhiều người khen phim này. Chắc tại mùi mẫn. Anh nhân vật chính có tạo hình (quá) sến sẩm. Râu ria ăn mặc khó mê phết. Xong lại mắt long lanh, chuyên viết thư sến. Liên quan đến anh này, chị vợ do Rooney Mara đóng quá xinh. Chị bạn là Amy Adams tuy hơi xơ xác nhưng trông dễ chịu. Olivia Wilde chiếm một vai phụ sexy. Sexy voice thuộc về Scarlett Johansson. Như một bộ phim về sự thống trị của phụ nữ! Các anh đàn ông đều yếu đuối hoặc dở hơi. Cũng có những đoạn làm người ta mủi lòng, nhất là những người đã từng yêu xa: có người yêu ở bên cạnh mà như không hay lúc cần có nhau mà chỉ biết tự ôm lấy mình.  Đoạn kết đáng lẽ sẽ rất hay nếu anh nhân vật chính và chị bạn (không tài nào nhớ nổi tên mấy người này) kéo nhau lên sân thượng nhảy xuống trong ánh nắng ngày mới đẹp tươi. Như thế mới là cái kết đúng cho một bộ phim nói về trí tuệ nhân tạo - trước khi chết đi xin xỏ các kiểu để lúc chết thì nã

05.2014

Mình đã học xong lớp Critical and Cultural Theories. Đại khái là đã biết tên của vài lý thuyết với những nét hết sức sơ lược (và nham nhở). Ngày mai mình sẽ học tiếp lớp Film Studies (Intro), thứ 2 vừa rồi đã bắt đầu buổi đầu tiên của English writing. Mấy tháng qua mình không đọc được mấy sách, Bạo lực và Căn tính chưa đọc xong, tuy nhiên đã để lại cho mình một vài ý niệm khá hay ho và học cách nghi ngờ các lý thuyết "mainstream". Như khi bắt đầu bước chân vào HVNG thì các thầy cô giới thiệu The clash of civilizations nhưng Sen có cái nhìn khác hẳn về việc phân loại (các mối quan hệ) nhân loại theo religious identity như vậy. Không hẳn là bị thuyết phục, bởi cái gì rõ ràng thì sẽ dễ được áp dụng (và trọng vọng) nhưng mình đã có một cách nhìn nhận sự việc đa chiều hơn. Hai quyển kinh tế là Kinh tế học hài hước và Những đỉnh cao chỉ huy đang bỏ dở, cần phải giải quyết sớm. Việc học sử không có kết quả gì, Li Tana vẫn nằm trên giá. Mình mới có bản mềm cuốn Việt Nam thời kh

Bonjour Février

Tên tôi là Đỏ - Tuyết (Orhan Pamuk)

- Thổ Nhĩ Kì đánh mất, dù trong lịch sử hay (cận) hiện đại. Không có sự đối chọi trong hai tiểu thuyết, có một sự tiếp nối, thậm chí lặp lại - Đức tin, tôn giáo, mâu thuẫn cá nhân, dân tộc, Hồi giáo chính trị, Kurd dân tộc chủ nghĩa. Trong bối cảnh hậu Liên Xô còn những vết thương của chiến tranh và tái thiết bị bỏ dở. Chủ nghĩa khủng bố (?). Bạo lực vũ trang. - Tình yêu, hạnh phúc có dẫn con người đến sự cân bằng? Đức tin? Allah tối cao? - Nỗ lực của con người, cá nhân, hướng đến sự hòa hợp, và thất bại. - Người phụ nữ. Hôn nhân. Tìm kiếm sau nhiều năm lưu lạc/lảng tránh. Bất hạnh. Bất lực. - Sự tương phản giữa văn minh Hồi giáo và văn minh phương Tây. Sự nghi ngờ, thù hằn. Cực đoan và xô lệch giá trị. "Con người phương Tây trong tôi xao động" Conrad.

"Khi văn chương bị thiến nhà văn là tội phạm ngôn từ" - nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn (Phạm Vũ Lửa Hạ dịch)

Bài này mình đọc cách đây khá lâu. Phạm Vũ Lửa Hạ là cái tên lạ. Mỗi tội dạo này không vào được wordpress để đọc thêm các bài trên blog của anh. Cứ nghĩ câu: "Hạnh phúc thay một nhà văn mà được vô ngôn" là của Mộ Dung Tuyết Thôn. Hóa ra không phải. Nhưng trong quá trình học và đọc về tự do ngôn luận nên sẽ mang bài này về làm archive. Lời G iới Thiệu Mấy năm gần đây Mộ Dong Tuyết Thôn (慕容雪村, Murong Xuecun), sinh năm 1974, là một hiện tượng văn học Trung Quốc nổi lên  nhờ lưu truyền tác phẩm đầy đủ trên mạng song song với bản in bị kiểm duyệt. Trong năm qua, anh trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ phê phán kiểm duyệt ở Trung Quốc. Hôm nay (7/11), tờ New York Times  có bài dài giới thiệu về anh và vấn đề này (khi nào rảnh sẽ dịch bài đó). Dưới đây là diễn từ lẽ ra anh đọc tại Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái khi nhận giải Giải Văn học Nhân dân 2010, nhưng bị ban tổ chức cấm đọc. Anh đọc bài này tại Hong Kong hồi tháng 2/2011. Tựa đề entry này do mình đặt. (PHẠM VŨ

Janv.2014

- Introduction of Cultural and Critical Theories - L'histoire de la sexualité (Michel Foucault); Gender Trouble (Judith Butler) - Le thème de la réligion dans "L'étranger" d'Albert Camus: "la réligion apporte à l'homme la croyance, l'affection ou la rédemption en lui donnant un nouveau sens de la vie dans un monde òu il perd toujours sa direction et lui-même ainsi que propose un état équilibre du côté spirituel/ psychologique à l'individu et à la communauté" - comment a-t-il, Camus, rejeté cette idée dans L'étranger? -  Le thème de la réligion dans les oeuvres utopiques/dysopiques: la place de la réligion dans ces mondes imaginaires. - La dissertation de culture générale (Pierre Mollimard) Depuis le 6 Janv.2014

"Tôn giáo với đời sống con người"

Về vị trí của tôn giáo trong đời sống con người Tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, tôn giáo không ngừng tác động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và cá thể. Ở cả hai bình diện đó, tôn giáo đều phát huy chức năng bù đắp của mình. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, chức năng bù đắp đó chẳng những không hề suy giảm mà còn chuyển hóa thành những hình thức và khuynh hướng mới. Về chức năng bù đắp của tôn giáo, hiện vẫn đang tồn tại nhiều kiến giải khác nhau - tùy theo góc độ đánh giá; chẳng hạn từ góc độ nhận thức: tôn giáo là sự bù đắp cho cái duy lí bằng cái phi duy lí; từ góc độ đời sống: - sự bù đắp cho cái tầm thường bằng cái siêu việt. Tựu chung lại, các học giả đều nhất trí rằng: tôn giáo luôn là phần bù của mọi hiện thực để hiện thực đó trở nên hài hòa và hoàn thiện trong con mắt chủ thể. Truyền thống triết học biện chứng (từ triết học cổ điển Đức đến các biến thể mới của triết học marxist - neomarxist) tìm thấy bản chất của chức năng bù đắp củ