Skip to main content

[ghi chép 5] "Nhưng mà, ở đây, giờ biết là lỗi tại ai ?" (*)

1. Mấy hôm nay lùm xùm chuyện ăn cá quá, dù mình bận thi, nhưng tin ngập cả news feed. Gọi viber về nhà cũng thấy mẹ kêu giờ chả dám ăn cá. Nhưng mà cá không ăn được, là lỗi tại ai?

Bây giờ là lỗi của công ty nào đổ trộm chất thải ra sông ra biển. Thế sao mà công ty đổ trộm được? Công ty bèn hỏi câu khác, nhưng mà chúng tôi sản xuất thép bán được nhiều tiền hơn cá nên đừng có chỉ trích chúng tôi? Nhưng ở nhà mẹ hỏi: Không ăn cá nhá? Người bán cá cũng hỏi: Thế không bán cá thì làm sao sống?

Nói chung không ai nhận lỗi, tôi chỉ ăn cá cũng không có lỗi. Tóm lại lỗi tại con cá. Con cá lại quyết dùng quyền im lặng. Nên lỗi chưa biết là của ai.

2. Chuyện con cá chỉ là chuyện nhỏ, liên quan đến chuyện lớn hơn một tí: Về Việt Nam không ăn cá có sống được không?

Ảnh chôm trên mạng, đường Phan Đình Phùng. Mê đường này dã man. Hồi cấp 2 đi học toàn tưởng tượng ngày xưa đường đất rồi vua chúa sống như nào, có hay bị muỗi đốt không hoho


Đi học ở Tây về thì nên ăn cá kho hay sushi, có nên góp sức đào nhiều ao cá để ai cũng có cá ăn?

Hôm trước mình đọc bài báo viết về cuộc thi Hùng biện Socrates của trường Luật HN mà hãi quá. Hãi cái tên cuộc thi từ năm trước rồi, giờ hãi thêm những câu hỏi và câu trả lời đưa ra. Chị Trang Hạ hỏi bạn: Những bộ phim mới nổi gần đây như Hậu duệ mặt trời, Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân có làm giới trẻ lệch lạc về suy nghĩ?
Bạn ấy nghĩ xong trả lời: Nếu từ bé chúng ta dạy con cháu mình yêu lịch sử dân tộc; nếu từ bé ta đã kể những câu chuyện về tinh thần hào hùng dân tộc, những câu nói của cha anh về lòng yêu nước, yêu quê hương, thì có sợ gì giới trẻ của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi một bộ phim?”.

rồi bạn ấy đoạt giải quán quân.

Thiệt thòi ở chỗ mình không nghe được full version của câu trả lời ấy, mà nếu đây là full version cả full HD rồi thì sợ quá. Câu trả lời trớt quớt ấy thuyết phục được cả ban giám khảo toàn những người quyền không cao thì status cũng nhiều likes.
Bới bèo ra bọ xem sao: "chúng ta" là ai? ai "dạy" ai? và nỗi sợ này có thật hay không?

Thật dễ dàng đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi cho người ta xâm lấn nhà mình. Đổ lỗi cho giáo dục thiếu sót. Đổ lỗi cho giới trẻ chưa được dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Đằng sau một câu trả lời hồn nhiên, dễ đồng tình là một thái độ đã hằn sâu vào nếp nghĩ. Lỗi sai không phải của mình. Chính vấn đề này đã được nhắc đến trong show Bitches in Town của VJ Thùy Minh, và chị cũng đưa ra câu trả lời tương tự bạn sinh viên kia.

Bản thân mình dần nhận ra là đã đến lúc phải nhìn nhận rằng nước mình chỉ là một chấm bé xíu trên bản đồ thế giới. Nên bị láng giềng ảnh hưởng là điều đương nhiên! Người bé nhưng cứ thích kèn cựa với thằng ngồi cạnh to hơn. Sao cứ phải nghĩ là mình chuẩn mực? Mỗi quốc gia điều là tổng hòa của những căn tính khác nhau. Nhật Bản với Hàn Quốc khác nhau đâu chỉ phải vì một bên ăn kimbap còn bên kia ăn sushi?

Trước tiên, những người đưa ra câu hỏi, và sau đó là những người trả lời, đã nghe câu "Yếu thì đừng ra gió" chưa nhỉ? Trước khi thành cường quốc văn hóa như bây giờ, mình đọc thấy người Hàn Quốc cắp cặp đi học Hollywood mãi. Rồi giờ một tháng có cả chục bộ phim điện ảnh quốc nội ra rạp. Và nhìn lại nước mình. Một nền văn hóa đọc được gầy dựng bằng tác phẩm dịch là chủ yếu (mà Eco bảo như thế là không ổn đâu), với những nhà xuất bản được nhà nước bao bọc, dịch những cuốn sách kinh điển, bán chỉ vài nghìn quyển nhưng không bận tâm lỗ lãi. Những cơ quan văn hóa được biết đến bằng kiếm duyệt và án phạt dành cho những cô người mẫu mặc ít hơn một diện tích quy định.
Ghé mắt nhìn sang Hàn Quốc, ai hoạt động giải trí mà có scandal thì cho nghỉ ở nhà. Chứ không phải cứ "tôi là nghệ sĩ" xong rải tâm thư lên báo với cả đi làm phim mấy tiếng thanh minh tôi hoàn toàn trong trắng.

Nhìn xung quanh ai cũng là bạn, tay bắt mặt mừng. Mọi người đều vui không ai có lỗi. Trách nhiệm thuộc về hư vô.

3. Trách nhiệm phải quy về cá nhân, lỗi gây ra phải có tác giả. Tóm lại có con thì cho ở nhà home schooling !

(*) mượn câu của cụ Nguyễn Tuân - idol của mình hồi bé: "Nhưng mà, ở đây, giờ biết nên gửi tặng ai?" (đề tựa cuốn Thiếu quê hương, 1940)

Comments

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh quay bị xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một giai

A girl at my door (2014) - Ai được quyền uống rượu?

A girl at my door  (tên tiếng Việt: Cô bé nhà bên) là một bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc. Phim ra mắt năm 2014, là sản phẩm của một ekip khá đặc biệt: 2 diễn viên chính là nữ, đạo diễn cũng là nữ. Chủ đề chính của phim vì vậy cũng mang dấu ấn giới tính rõ rệt: đồng tính và bạo lực gia đình. Young-nam, một cảnh sát trẻ ở Seoul bị điều về làm đồn trưởng của một ngôi làng nhỏ ven biển. Sự xuất hiện của nữ cảnh sát mảnh mai hoàn toàn đối lập với không gian đang đón đợi cô: một cộng đồng khép kín, dân cư đa phần là người già với lực lượng lao động là người nhập cư trái phép, hoạt động dưới sự chỉ huy của người đàn ông có tiếng nói nhất trong làng, Yong-ha. Trên đường đi, Young-nam tình cờ bắt gặp một cô bé, sau này lại trở thành mối bận tâm của cô trong suốt thời gian công tác tại đây. Dohee là con nuôi của Yong-ha, thường xuyên bị bố và bà bạo hành về thể xác và tinh thần từ khi còn nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự phản kháng của thiểu số đối với đa số không phải đề tài hiếm gặp. H

Bếp, và tuổi 23

Bây giờ là gần 2h rưỡi sáng. Mình vừa tạm viết xong bài thuyết trình cho môn thi cuối cùng. Tự dưng thèm canh chua thịt bò, thế là rã đông một phần thịt còn trong tủ, cùng một ít sấu ăn xin được từ hồi lên Paris đợt Toussaints. Và trong lúc đợi bếp sôi, ngồi viết những dòng này (liệu có giống ngày Tết ngồi canh bánh chưng không nhỉ?) Chỉ biết là mấy tháng nay, sống trong một cái nhà không phải của mình, nấu ăn trong một cái bếp không do tay mình sắp xếp, thấy thật nhiều gượng gạo và đắn đo. Nhưng có lẽ, vài tuần nữa mình sẽ chuyển đến một không gian mới, một căn bếp mới, và sẽ thấy thoải mái hơn chăng? Vài tuần nữa, mình sẽ sang tuổi 23. Biết nói thế nào nhỉ, tuổi 22 đã dạy mình nhiều thứ. Mình xem tử vi thì thấy năm tới không xui cũng không may, nhưng số mình thì còn lâu nữa mới sướng được. Cũng chẳng biết có nên suy nghĩ về điều ấy không, vì rốt cuộc, cuộc đời cũng chỉ có lên và xuống, đâu mãi bằng phẳng được. Và rồi những gì mình có được hay đánh mất đi khi đi qua con đường ấ