Skip to main content

[ghi chép 3] nói ít đi, và kiểm duyệt trên facebook

1. Gần đây mình lại nghĩ, làm thế nào để khiến những thứ mình học được trở nên có ích: tức là bản thân mình đem ứng dụng được, mà người khác cũng thấy hứng thú muốn tìm hiểu.


cái hình không liên quan chèn vào cho giãn chữ

Thực ra, những điều được học ở trường rất khó rút gọn thêm được nữa: thầy cô nghiên cứu 1 vấn đề cả chục năm, rồi gói gọn những tri thức ấy vào 1 tiếng giảng bài. Mình ngồi nghe giảng là hấp thụ nội công đấy, lại đỡ phải đọc hết các tác giả nọ kia.

Hôm trước bạn mình hỏi mình thế em đã đọc Republic của Plato chưa, mình bảo là chưa, chỉ thỉnh thoảng tùy vào môn học mà các thầy cô quote 1 đoạn để minh họa. Nói chung là đi học, trả bài thì thực dụng mà nói, không cần đọc hết tác phẩm làm gì. Trừ khi một kỳ học chỉ có 5 môn là nhiều nhất, thì tha hồ mà đọc. Nhưng 5 môn trở lên, mỗi môn 2 quyển 1 kỳ, ngày nào cũng đi học, việc đọc 10 quyển sách tử tế trong 5 tháng với mình là hầu như không thể. Nhất là cái thể loại lải nhải về bản thân như Rousseau ấy. Có kiểu sách đọc nhanh được, nếu nó được viết ra để đọc nhanh. Nhưng có loại phải dành cả một giai đoạn trong cuộc đời để đọc. Ví dụ, sách chăm con nít.

2. Nói về bản thân mình với người khác, thế nào là nhiều, thế nào là ít? Ví dụ như ai không nói được, sau lại viết ra một lô lốc tự truyện như Rousseau thì đúng là mệt mỏi. Đọc thấy mệt.
Bây giờ có facebook thì ai cũng tự kể được chuyện của mình, ngay lập tức, với bất cứ ai. Xong lại phải nghĩ chuyện gì nên kể chuyện gì không, dù không liên quan như là bán đồ mỹ phẩm online nhưng lại phải kể chuyện đi đường bị cướp giật.

3. Nếu mà một ai trong list friend của mình viết ra toàn những thứ không đâu, thì mình có quyển hide from newsfeed. Đến một ngày thấy cái feed lèo tèo vài mẩu tin đọc đi đọc lại thì mới nhớ ra cái quyền lực trong tay mình. Sau khi tự kiểm duyệt (nói cái gì không nói cái gì - tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu) thì ta có quyền kiểm duyệt người khác nữa. Hình thức sơ cấp và cấp "tế bào xã hội" của hành động này là bố mẹ mắng thì cãi to hơn, bịt tai hoặc lánh xa khỏi nguồn phát thanh. Hình thức tinh tế hơn và ở cấp trung ương là cơ quan phụ trách văn-nghệ có quyền cắt, xén, cấm những sản phẩm văn hóa không phù hợp với một ba-rem chuẩn nào đó. Hôm qua sách của môt tác giả gốc Việt được giải Pulitzer, chúng mình tuy vui mừng nhưng lại tự hỏi có khi nào cuốn sách qua được hàng rào kiểm duyệt để cho người mình đọc? Kiểm duyệt cũng như kháng thể hệ miễn dịch sinh ra, nhưng cơ thể nào mới là của chúng ta ấy chứ. Và với văn-nghệ thì có vaccin hay không, tức là tiêm một ít mầm bệnh để cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật.

Nếu mỗi chúng ta đều kiểm duyệt bản thân mình và kiểm duyệt người khác, thì có thể đòi hỏi phá bỏ kiểm duyệt hay không?

4. Viết dài quá đến đây tự nhiên quên. À đúng rồi nếu hoàn toàn không có kiểm duyệt thì sao. Có một ông nhà văn người Pháp tên là Bernard Noël (cũng già cỡ Santa Claus luôn), viết cả đống sách về chuyện truyền thông công cộng bây giờ nói tràng giang đại hải cái gì cũng nói được. Mà cái gì nghe hoài sẽ chán cái lỗ tai. Giống như uống kháng sinh mãi thành ra nhờn thuốc. Các ông bà chính trị gia tuy mười phe nhưng đánh tráo khái niệm tùm lum nói cùng một ý lừa mị rồi cả Charlie Hebdo tuy tự do ngôn luận nhưng nhiều khi lôi án mạng nhà người ta ra làm trò giễu cợt. Cái gì cũng nói thành ra nói càn nói phét. Ông Noël này còn kể chuyện hồi sau Bức tường Berlin, đi qua mấy nước xã hội chủ nghĩa tự do tuyệt đối thấy hình như còn đáng sợ hơn mấy nước kiểm duyệt gắt gao bóp mồm bóp miệng.


Vậy thôi nói nhiều lại thành nói linh tinh.

Comments

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh quay bị xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một giai

A girl at my door (2014) - Ai được quyền uống rượu?

A girl at my door  (tên tiếng Việt: Cô bé nhà bên) là một bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc. Phim ra mắt năm 2014, là sản phẩm của một ekip khá đặc biệt: 2 diễn viên chính là nữ, đạo diễn cũng là nữ. Chủ đề chính của phim vì vậy cũng mang dấu ấn giới tính rõ rệt: đồng tính và bạo lực gia đình. Young-nam, một cảnh sát trẻ ở Seoul bị điều về làm đồn trưởng của một ngôi làng nhỏ ven biển. Sự xuất hiện của nữ cảnh sát mảnh mai hoàn toàn đối lập với không gian đang đón đợi cô: một cộng đồng khép kín, dân cư đa phần là người già với lực lượng lao động là người nhập cư trái phép, hoạt động dưới sự chỉ huy của người đàn ông có tiếng nói nhất trong làng, Yong-ha. Trên đường đi, Young-nam tình cờ bắt gặp một cô bé, sau này lại trở thành mối bận tâm của cô trong suốt thời gian công tác tại đây. Dohee là con nuôi của Yong-ha, thường xuyên bị bố và bà bạo hành về thể xác và tinh thần từ khi còn nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự phản kháng của thiểu số đối với đa số không phải đề tài hiếm gặp. H

Bếp, và tuổi 23

Bây giờ là gần 2h rưỡi sáng. Mình vừa tạm viết xong bài thuyết trình cho môn thi cuối cùng. Tự dưng thèm canh chua thịt bò, thế là rã đông một phần thịt còn trong tủ, cùng một ít sấu ăn xin được từ hồi lên Paris đợt Toussaints. Và trong lúc đợi bếp sôi, ngồi viết những dòng này (liệu có giống ngày Tết ngồi canh bánh chưng không nhỉ?) Chỉ biết là mấy tháng nay, sống trong một cái nhà không phải của mình, nấu ăn trong một cái bếp không do tay mình sắp xếp, thấy thật nhiều gượng gạo và đắn đo. Nhưng có lẽ, vài tuần nữa mình sẽ chuyển đến một không gian mới, một căn bếp mới, và sẽ thấy thoải mái hơn chăng? Vài tuần nữa, mình sẽ sang tuổi 23. Biết nói thế nào nhỉ, tuổi 22 đã dạy mình nhiều thứ. Mình xem tử vi thì thấy năm tới không xui cũng không may, nhưng số mình thì còn lâu nữa mới sướng được. Cũng chẳng biết có nên suy nghĩ về điều ấy không, vì rốt cuộc, cuộc đời cũng chỉ có lên và xuống, đâu mãi bằng phẳng được. Và rồi những gì mình có được hay đánh mất đi khi đi qua con đường ấ