Skip to main content

about Film art

when you talk about Film art, don't look for its meaning(s), but firstly how directors/artists visualizing things.

just found someting very interesting to share:

"Trần Thị Kim Trang – Epilogue: The Palpable Invisibility of Life (tạm dịch: “Đoạn kết: Tồn tại vô hình của cuộc sống”) của nữ làm phim người Mỹ gốc Việt Trần Thị Kim Trang. Đây là phần cuối trong tám bộ phim nổi tiếng của loạt phim The Blindness Series (Series về khái niệm “mù”) đã được giới thiệu tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Trong phần phim này, nhà làm phim sử dụng thu âm ghi lại trong những ngày cuối cùng bên mẹ mình trước lúc bà mất và tìm hiểu mối về mối liên kết giữa mẹ và con gái cũng như giữa cái chết và những di ẩn còn lại của những người đã khuất. Trần Thị Kim Trang còn sử dụng những trích dẫn và phông chữ viết tay của triết gia người Pháp Jacques Derrida diễn giải về sự tồn tại của những gì thấy được và không thấy được của ký ức và sự tuần hoàn của cuộc sống.

Trần Thị Kim Trang sinh ra ở Việt Nam và di cư sang Mỹ năm 1975.  Cô tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Nghệ thuật California và sang tác các tác phẩm video mang tính thử nghiệm từ những năm 1990. Các tác phẩm của cô được trình chiếu khắp nơi trên thế giới. Năm 1999, tám loat phim về “Sự mù” Blindness Series của cô được chiếu độc lập tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Các phim trong loạt phim này được chọn lọc trình chiếu tại Bảo tàng Whitney Museum of American Art, tại Liên hoan thứ 46 của Robert Flaherty Film Seminar năm 2000.  Các video của cô tìm hiểu về sự mù như những ẩn dụ khác nhau. Loạt phim được hoàn tất vào năm 2006. Trang được đề cử giải thưởng Cal Arts/Alpert Award in the Arts và là một trong những nghệ sĩ được giải của Rockefeller Film/Video/Multimedia năm 2011. Giải thưởng này giúp cô hoàn tất dự Call Me Sugar, một dự án cô viết về mẹ mình.
Trang cũng hợp tác cùng nghệ sĩ Karl Mihail trong dự án Gene Genies Worldwide© (genegenies.com).  Những tác phẩm video dạng ý niệm của họ được triển lãm tại Liên hoan Ars Electronica Festival tại Áo, Exit Art, Bảo tàng Tang Museum ở Skidmore College, và những nơi khác. Hiện nay cô là giáo sư giảng dạy tại trường Scripps College."

Comments

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh quay bị xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một giai

A girl at my door (2014) - Ai được quyền uống rượu?

A girl at my door  (tên tiếng Việt: Cô bé nhà bên) là một bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc. Phim ra mắt năm 2014, là sản phẩm của một ekip khá đặc biệt: 2 diễn viên chính là nữ, đạo diễn cũng là nữ. Chủ đề chính của phim vì vậy cũng mang dấu ấn giới tính rõ rệt: đồng tính và bạo lực gia đình. Young-nam, một cảnh sát trẻ ở Seoul bị điều về làm đồn trưởng của một ngôi làng nhỏ ven biển. Sự xuất hiện của nữ cảnh sát mảnh mai hoàn toàn đối lập với không gian đang đón đợi cô: một cộng đồng khép kín, dân cư đa phần là người già với lực lượng lao động là người nhập cư trái phép, hoạt động dưới sự chỉ huy của người đàn ông có tiếng nói nhất trong làng, Yong-ha. Trên đường đi, Young-nam tình cờ bắt gặp một cô bé, sau này lại trở thành mối bận tâm của cô trong suốt thời gian công tác tại đây. Dohee là con nuôi của Yong-ha, thường xuyên bị bố và bà bạo hành về thể xác và tinh thần từ khi còn nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự phản kháng của thiểu số đối với đa số không phải đề tài hiếm gặp. H

Bếp, và tuổi 23

Bây giờ là gần 2h rưỡi sáng. Mình vừa tạm viết xong bài thuyết trình cho môn thi cuối cùng. Tự dưng thèm canh chua thịt bò, thế là rã đông một phần thịt còn trong tủ, cùng một ít sấu ăn xin được từ hồi lên Paris đợt Toussaints. Và trong lúc đợi bếp sôi, ngồi viết những dòng này (liệu có giống ngày Tết ngồi canh bánh chưng không nhỉ?) Chỉ biết là mấy tháng nay, sống trong một cái nhà không phải của mình, nấu ăn trong một cái bếp không do tay mình sắp xếp, thấy thật nhiều gượng gạo và đắn đo. Nhưng có lẽ, vài tuần nữa mình sẽ chuyển đến một không gian mới, một căn bếp mới, và sẽ thấy thoải mái hơn chăng? Vài tuần nữa, mình sẽ sang tuổi 23. Biết nói thế nào nhỉ, tuổi 22 đã dạy mình nhiều thứ. Mình xem tử vi thì thấy năm tới không xui cũng không may, nhưng số mình thì còn lâu nữa mới sướng được. Cũng chẳng biết có nên suy nghĩ về điều ấy không, vì rốt cuộc, cuộc đời cũng chỉ có lên và xuống, đâu mãi bằng phẳng được. Và rồi những gì mình có được hay đánh mất đi khi đi qua con đường ấ