Skip to main content

Phim tháng 5

Vài phim mình đã xem tháng này cùng các nhận xét linh tinh:

1. Her (2013)

Nhiều người khen phim này. Chắc tại mùi mẫn. Anh nhân vật chính có tạo hình (quá) sến sẩm. Râu ria ăn mặc khó mê phết. Xong lại mắt long lanh, chuyên viết thư sến.

Liên quan đến anh này, chị vợ do Rooney Mara đóng quá xinh. Chị bạn là Amy Adams tuy hơi xơ xác nhưng trông dễ chịu. Olivia Wilde chiếm một vai phụ sexy. Sexy voice thuộc về Scarlett Johansson. Như một bộ phim về sự thống trị của phụ nữ! Các anh đàn ông đều yếu đuối hoặc dở hơi.

Cũng có những đoạn làm người ta mủi lòng, nhất là những người đã từng yêu xa: có người yêu ở bên cạnh mà như không hay lúc cần có nhau mà chỉ biết tự ôm lấy mình. 

Đoạn kết đáng lẽ sẽ rất hay nếu anh nhân vật chính và chị bạn (không tài nào nhớ nổi tên mấy người này) kéo nhau lên sân thượng nhảy xuống trong ánh nắng ngày mới đẹp tươi. Như thế mới là cái kết đúng cho một bộ phim nói về trí tuệ nhân tạo - trước khi chết đi xin xỏ các kiểu để lúc chết thì não được upload lên máy tính xong đoàn tụ sum vầy hạnh phúc với nhau! 

Nhân nói về ánh sáng thì phim này có rất nhiều khung hình ngập ánh nắng mặt trời. Cũng hay hay. Nhưng xét về tổng thể thì rythm của phim không ổn tí nào.

À, có cái nữa chả hiểu là tuyển tập các bức thư tay anh này viết cho người dưng được xuất bản xong họ đọc được phát hiện ra những người thân yêu hóa ra toàn bọn lừa đảo thì ghê gớm quá. Logic ơi là logic! Xem phim thấy như tự đấm vào sọ não.

2. À la verticale de l'été (2000) - Mùa hè chiếu thẳng đứng



Theo mình phải là chiếu chứ không phải chiều.

Phim của Trần Anh Hùng tạo cảm giác quá mượt mà, đâm ra mình không thích lắm. Riêng Mùi đu đủ xanh thì tuyệt vời, nhất là các cảnh quay nước đọng trên lá hay bàn tay chạm vào thịt quả đu đủ. Xích lô thì ngôn ngữ điện ảnh cực ấn tượng. Đến Mùa hè chiếu thẳng đứng tự dưng xem thấy mạch truyện đứt đứt, chả hiểu sao (không nói là "thiếu liền mạch", mà "đứt đứt" mới đúng cảm nhận).

Đương nhiên cũng có những cảnh rất đẹp: máy quay chĩa qua ban công xuống hai anh em ăn sáng, đoạn hai ông anh ăn mận (cứ nghĩ mãi về cảnh này: kiểu mỗi anh xơi một cô...), cảnh ông anh rể cả bơi nước xanh mát rượi hay đoạn nước gợn trong cái chậu mà tình nhân tặng cho chị cả. Có cảnh bàn chân trên tường mình có đoán ý nghĩa nhưng thấy không ổn lắm.

Thứ nữa không ổn là tóc các nhân vật nữ chính quá mượt! như quảng cáo dầu gội đầu. Mà không thấy đoạn nào đọc thơ Trần Dần trong phim. Nhận ra vài gương mặt nghệ sĩ khách mời thoáng qua 5 giây, tranh của Trần Trọng Vũ thì ở khắp nơi.

3. Moulin Rouge (2001)


Sự thật thì mình thấy cái phim này rất là nhảm nhí. Nicole Kidman rất xinh, nhưng diễn-trong-diễn làm mình tự dưng nghĩ ngoài xinh đẹp tóc vàng tô son trát phấn vào thì chả có tài năng gì mấy. Nhưng có thể không phải vậy, vì mình vẫn có thiện cảm với Grace trong Dogville. Kidman có vẻ thích mấy vai hâm hâm. 
Anh nhân vật chính thì xấu quá. Motip chuyện tình chán nữa. 

Điểm nổi bật nằm ở cách bọc bộ phim trong nhiều lớp sắp đặt: đạo diễn chèn hiệu ứng, nhân vật chính kể chuyện (viết lại), Moulin Rouge dựng vở diễn, Satine đánh lừa Duke v..v
đâm ra lại có cảm giác xem cũng bị lừa!

Không khí của phim khá rối: chả ra phù phiếm chả ra u ám. Đoạn đầu bi thảm (anh ngồi giữa đống vỏ chai nhìn sang Moulin Rouge tan hoang cũ nát), đoạn giữa hài kịch (xen các đoạn ho ra máu và ngất xỉu cũng thương) xong đến cuối lại tươi sáng (anh gạt nước mắt cầm bản thảo câu chuyện) mà không có bước chuyển hay nối kết hợp lý.

Tóm lại là như một điệu cancan.

4. Sunshine Cleaning (2008)



Phim này không nổi tiếng, rating trên IMDb không cao. Mình xem vì có Amy Adams đóng chính (xinh và xơ xác) sau khi nhìn thấy mấy cái gif trên tumblr.

http://anamorphosis-and-isolate.tumblr.com/post/85902059255/sunshine-cleaning-2008-rose-you-are-strong
http://anamorphosis-and-isolate.tumblr.com/post/85994671320/sunshine-cleaning-2008-rose-theres-not-a-lot
http://anamorphosis-and-isolate.tumblr.com/post/86212115555/i-am-a-fucking-loser

RoseThere’s not a lot that I’m good at. I’m good at getting guys to want me. Not date me or marry me, but want me.

Đây chắc là kiểu phim Mỹ điển hình, dễ xem, dễ nhận ra motip (tên nhân vật chính lại là Rose nghe chán chết) , xem xong thấy nhẹ nhõm yêu đời hơn chút đỉnh. Xem lúc tủi thân vì có cảm giác bị bỏ rơi, hơi đồng cảm. Phim cũng nhẹ nhàng.

5. Apocalypse Now (1979)


Mình xem bản uncut hơn 3 tiếng, thấy vừa thích vừa (hơi) nản nản.

Có những đoạn cực hay (kinh điển/siêu kinh điển) như đoạn mở đầu với giọng kể của nhân vật chính và tiếng trực thăng rất ám ảnh. Tất cả các cảnh có trực thăng trong phim đều tuyệt vời, nhất là những cảnh rộng thì quay quá đẹp. Một đoạn nữa là lúc chuẩn bị đổ bộ bật nhạc Wagner thì tim mình nhảy ra ngoài luôn. Cả mặt người trong ánh sáng chớp tắt của máy bay thả bom đêm.

Chưa xem phim chiến tranh bao giờ nên mình cũng không thể so sánh gì, nhưng chắc đây phải là một trong những bộ phim xuất sắc nhất về đề tài này. Anh nhân vật chính quá đẹp trai, nhìn Harrison Ford hồi trẻ mình cũng ngất ngây phết. 

Tâm lý con người trong cuộc chiến được diễn tả rất khéo (chân thực hay không thì không biết vì mình có đi đánh nhau bao giờ đâu), không bị một chiều hay áp đặt. Như những nét cọ cứ dần dần hiện lên trên tấm toan ám khói. Mỗi nhân vật nói vài câu, để lại vài ấn tượng, phết một ít máu của mình thành bức tranh cuộc chiến. Mùi bom napan. Những người lính chẳng ra lính, hoang mang, lo sợ, bạo lực. Phụ nữ và thể xác. Sự yếm thế của tính nam - bị tàn phá bởi chiến tranh (what Mr.Trung said). Ám ảnh. Chán nản, sợ hãi. Chết dần chết mòn.

Các anh Pháp có hơi bị nhiều điều để nói. Đông Dương chả bao giờ là của các anh đâu.

Chán ở cái là có những đoạn lề mề kinh khủng, như kiểu thuyền của các anh bị nước cản cứ lòng vòng trên sông mãi. Rồi từng anh bị cuộc chiến nó tỉa.

Đoạn gặp Kutz ở Campuchia rất là man di.

Nói gì thì nói, cảnh quay và âm thanh (cũng như âm nhạc) thật ngoài sức tưởng tượng.

Comments

  1. Giới thiệu bộ phim được đánh giá hay nhất 2016 cho thể loại kinh dị, vậy Bộ phim ma rùng rợn nhất mọi thời đại nào khiến cho khán giả phải khiếp sợ, xin giới thiệu phim Lights Out được sản xuất 2016.
    Khoa học viễn tưởng và thể loại hành động của Phim spider man Homecoming 2017 i đã được phá cách với kịch bản gốc khác hoàn toàn, kể về chàng trai peter hài hước và hay thích khám phá, vô tình bị thay đổi AND và cậu có khả năng như nhện. Khi biết mình có có sức mạnh, cậu tiếp tục hành trình giải cứu thế giới.
    Bom tấn game Warcraft mà biết bao fan hâm mộ đang chờ đón và giờ nó đã xuất xuất bản, phim World Of Warcraft 2016, với nội dung xoay quanh cuộc chiến giữa hai thế giới người và quỷ.
    Thể loại tình cảm mới dành cho khán giả với tự đềPhim Tu Be Cong De Yeu Cau sẽ mang đến cho các bạn về tình yêu đầy trong sáng và thanh mai trúc mã.
    Bạn muốn xem những bộ phim hành động hay nhất, chúng tôi cũng vậy, thể loại hành động luôn được khán giả đón xem nhiều nhất, năm 2016 sẽ xuất hiện những bộ phim bom tấn về hành động.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh quay bị xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một giai

A girl at my door (2014) - Ai được quyền uống rượu?

A girl at my door  (tên tiếng Việt: Cô bé nhà bên) là một bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc. Phim ra mắt năm 2014, là sản phẩm của một ekip khá đặc biệt: 2 diễn viên chính là nữ, đạo diễn cũng là nữ. Chủ đề chính của phim vì vậy cũng mang dấu ấn giới tính rõ rệt: đồng tính và bạo lực gia đình. Young-nam, một cảnh sát trẻ ở Seoul bị điều về làm đồn trưởng của một ngôi làng nhỏ ven biển. Sự xuất hiện của nữ cảnh sát mảnh mai hoàn toàn đối lập với không gian đang đón đợi cô: một cộng đồng khép kín, dân cư đa phần là người già với lực lượng lao động là người nhập cư trái phép, hoạt động dưới sự chỉ huy của người đàn ông có tiếng nói nhất trong làng, Yong-ha. Trên đường đi, Young-nam tình cờ bắt gặp một cô bé, sau này lại trở thành mối bận tâm của cô trong suốt thời gian công tác tại đây. Dohee là con nuôi của Yong-ha, thường xuyên bị bố và bà bạo hành về thể xác và tinh thần từ khi còn nhỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, sự phản kháng của thiểu số đối với đa số không phải đề tài hiếm gặp. H

Bếp, và tuổi 23

Bây giờ là gần 2h rưỡi sáng. Mình vừa tạm viết xong bài thuyết trình cho môn thi cuối cùng. Tự dưng thèm canh chua thịt bò, thế là rã đông một phần thịt còn trong tủ, cùng một ít sấu ăn xin được từ hồi lên Paris đợt Toussaints. Và trong lúc đợi bếp sôi, ngồi viết những dòng này (liệu có giống ngày Tết ngồi canh bánh chưng không nhỉ?) Chỉ biết là mấy tháng nay, sống trong một cái nhà không phải của mình, nấu ăn trong một cái bếp không do tay mình sắp xếp, thấy thật nhiều gượng gạo và đắn đo. Nhưng có lẽ, vài tuần nữa mình sẽ chuyển đến một không gian mới, một căn bếp mới, và sẽ thấy thoải mái hơn chăng? Vài tuần nữa, mình sẽ sang tuổi 23. Biết nói thế nào nhỉ, tuổi 22 đã dạy mình nhiều thứ. Mình xem tử vi thì thấy năm tới không xui cũng không may, nhưng số mình thì còn lâu nữa mới sướng được. Cũng chẳng biết có nên suy nghĩ về điều ấy không, vì rốt cuộc, cuộc đời cũng chỉ có lên và xuống, đâu mãi bằng phẳng được. Và rồi những gì mình có được hay đánh mất đi khi đi qua con đường ấ