Skip to main content

[ghi chép 5] "Nhưng mà, ở đây, giờ biết là lỗi tại ai ?" (*)

1. Mấy hôm nay lùm xùm chuyện ăn cá quá, dù mình bận thi, nhưng tin ngập cả news feed. Gọi viber về nhà cũng thấy mẹ kêu giờ chả dám ăn cá. Nhưng mà cá không ăn được, là lỗi tại ai?

Bây giờ là lỗi của công ty nào đổ trộm chất thải ra sông ra biển. Thế sao mà công ty đổ trộm được? Công ty bèn hỏi câu khác, nhưng mà chúng tôi sản xuất thép bán được nhiều tiền hơn cá nên đừng có chỉ trích chúng tôi? Nhưng ở nhà mẹ hỏi: Không ăn cá nhá? Người bán cá cũng hỏi: Thế không bán cá thì làm sao sống?

Nói chung không ai nhận lỗi, tôi chỉ ăn cá cũng không có lỗi. Tóm lại lỗi tại con cá. Con cá lại quyết dùng quyền im lặng. Nên lỗi chưa biết là của ai.

2. Chuyện con cá chỉ là chuyện nhỏ, liên quan đến chuyện lớn hơn một tí: Về Việt Nam không ăn cá có sống được không?

Ảnh chôm trên mạng, đường Phan Đình Phùng. Mê đường này dã man. Hồi cấp 2 đi học toàn tưởng tượng ngày xưa đường đất rồi vua chúa sống như nào, có hay bị muỗi đốt không hoho


Đi học ở Tây về thì nên ăn cá kho hay sushi, có nên góp sức đào nhiều ao cá để ai cũng có cá ăn?

Hôm trước mình đọc bài báo viết về cuộc thi Hùng biện Socrates của trường Luật HN mà hãi quá. Hãi cái tên cuộc thi từ năm trước rồi, giờ hãi thêm những câu hỏi và câu trả lời đưa ra. Chị Trang Hạ hỏi bạn: Những bộ phim mới nổi gần đây như Hậu duệ mặt trời, Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân có làm giới trẻ lệch lạc về suy nghĩ?
Bạn ấy nghĩ xong trả lời: Nếu từ bé chúng ta dạy con cháu mình yêu lịch sử dân tộc; nếu từ bé ta đã kể những câu chuyện về tinh thần hào hùng dân tộc, những câu nói của cha anh về lòng yêu nước, yêu quê hương, thì có sợ gì giới trẻ của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi một bộ phim?”.

rồi bạn ấy đoạt giải quán quân.

Thiệt thòi ở chỗ mình không nghe được full version của câu trả lời ấy, mà nếu đây là full version cả full HD rồi thì sợ quá. Câu trả lời trớt quớt ấy thuyết phục được cả ban giám khảo toàn những người quyền không cao thì status cũng nhiều likes.
Bới bèo ra bọ xem sao: "chúng ta" là ai? ai "dạy" ai? và nỗi sợ này có thật hay không?

Thật dễ dàng đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi cho người ta xâm lấn nhà mình. Đổ lỗi cho giáo dục thiếu sót. Đổ lỗi cho giới trẻ chưa được dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Đằng sau một câu trả lời hồn nhiên, dễ đồng tình là một thái độ đã hằn sâu vào nếp nghĩ. Lỗi sai không phải của mình. Chính vấn đề này đã được nhắc đến trong show Bitches in Town của VJ Thùy Minh, và chị cũng đưa ra câu trả lời tương tự bạn sinh viên kia.

Bản thân mình dần nhận ra là đã đến lúc phải nhìn nhận rằng nước mình chỉ là một chấm bé xíu trên bản đồ thế giới. Nên bị láng giềng ảnh hưởng là điều đương nhiên! Người bé nhưng cứ thích kèn cựa với thằng ngồi cạnh to hơn. Sao cứ phải nghĩ là mình chuẩn mực? Mỗi quốc gia điều là tổng hòa của những căn tính khác nhau. Nhật Bản với Hàn Quốc khác nhau đâu chỉ phải vì một bên ăn kimbap còn bên kia ăn sushi?

Trước tiên, những người đưa ra câu hỏi, và sau đó là những người trả lời, đã nghe câu "Yếu thì đừng ra gió" chưa nhỉ? Trước khi thành cường quốc văn hóa như bây giờ, mình đọc thấy người Hàn Quốc cắp cặp đi học Hollywood mãi. Rồi giờ một tháng có cả chục bộ phim điện ảnh quốc nội ra rạp. Và nhìn lại nước mình. Một nền văn hóa đọc được gầy dựng bằng tác phẩm dịch là chủ yếu (mà Eco bảo như thế là không ổn đâu), với những nhà xuất bản được nhà nước bao bọc, dịch những cuốn sách kinh điển, bán chỉ vài nghìn quyển nhưng không bận tâm lỗ lãi. Những cơ quan văn hóa được biết đến bằng kiếm duyệt và án phạt dành cho những cô người mẫu mặc ít hơn một diện tích quy định.
Ghé mắt nhìn sang Hàn Quốc, ai hoạt động giải trí mà có scandal thì cho nghỉ ở nhà. Chứ không phải cứ "tôi là nghệ sĩ" xong rải tâm thư lên báo với cả đi làm phim mấy tiếng thanh minh tôi hoàn toàn trong trắng.

Nhìn xung quanh ai cũng là bạn, tay bắt mặt mừng. Mọi người đều vui không ai có lỗi. Trách nhiệm thuộc về hư vô.

3. Trách nhiệm phải quy về cá nhân, lỗi gây ra phải có tác giả. Tóm lại có con thì cho ở nhà home schooling !

(*) mượn câu của cụ Nguyễn Tuân - idol của mình hồi bé: "Nhưng mà, ở đây, giờ biết nên gửi tặng ai?" (đề tựa cuốn Thiếu quê hương, 1940)

Comments

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh ...

[The Paris Review] Umberto Eco - The Art of Fiction no. 197

Phỏng vấn Umberto Eco, The Art of Fiction No. 197 Số 185 - Summer 2008 Người phỏng vấn: Lila Azam Zanganeh Lần đầu tiên tôi gọi điện cho Umberto Eco, ông đang ngồi bên chiếc bàn của mình, trong dinh thự được xây từ thế kỷ mười bảy, trên ngọn đồi bên rìa Urbino, gần vịnh Adriatic nước Ý. Ông cất lời ca ngợi vẻ đẹp của cái bể bơi, nhưng lại lo rằng tôi sẽ phải xoay xở với con đường núi đèo dốc quanh co. Vậy nên chúng tôi quyết định cuộc gặp sẽ diễn ra ở căn hộ của ông tại Milan. Tôi đến đây vào tháng Tám đúng dịp ferragosto , đợt nắng nóng nhất mùa hè và là ngày Nhà thờ Công giáo mừng Lễ Đức Mẹ lên Trời. (Assumption of the Virgin Mary). Các tòa nhà gạch xám của Milan lấp lánh trong cái nóng, với một lớp bụi mờ phủ trên những vỉa hè. Đâu đó vang lên tiếng động cơ xe. Đặt chân vào tòa nhà nơi Eco ở, tôi chui vào chiếc thang máy có từ đầu thế kỷ và nghe liền thấy tiếng kẹt cửa ở tầng trên. Vóc dáng bệ vệ của Eco xuất hiện sau tấm cửa lưới bảo hộ thang máy. “Ahhh”, ông...

no man's land hay là Vua Lear và Manon Lescaut

King Lear và đoạn kết của Manon Lescaut (các hình ảnh trong bài được lấy từ nhiều nguồn trên internet) Khái niệm " no man's land " trong bài được hiểu với nghĩa: vùng đất không có người ở hay không có sự hiện diện của con người. Khi bị hai con gái bỏ rơi, Lear hóa điên và đi vào cơn bão. Mưa gió hay sự thịnh nộ của thánh thần đã khiến Lear trở thành hình tượng chân thực nhất cho condition humaine (*): khi tất cả của cải vật chất, địa vị đều tan rã, con người trở về nhân dạng trần trụi của mình. Điều đó đã được Shakespeare hé lộ với Poor Tom (Edgar giả dạng) để mào đầu cho bi kịch của Lear. (tóm tắt Vua Lear bằng tiếng Việt tại đây ) Act 3, scene 4 Why, thou wert better in thy grave than to answer with thy uncovered body this extremity of the skies.—Is man no more than this? Consider him well.—Thou owest the worm no silk, the beast no hide, the sheep no wool, the cat no perfume. Ha! Here’s three on ’s are sophisticated. Thou art the thing itself. Unac...