Skip to main content

no man's land hay là Vua Lear và Manon Lescaut



King Lear và đoạn kết của Manon Lescaut

(các hình ảnh trong bài được lấy từ nhiều nguồn trên internet)




Khái niệm "no man's land" trong bài được hiểu với nghĩa: vùng đất không có người ở hay không có sự hiện diện của con người.

Khi bị hai con gái bỏ rơi, Lear hóa điên và đi vào cơn bão. Mưa gió hay sự thịnh nộ của thánh thần đã khiến Lear trở thành hình tượng chân thực nhất cho condition humaine (*): khi tất cả của cải vật chất, địa vị đều tan rã, con người trở về nhân dạng trần trụi của mình. Điều đó đã được Shakespeare hé lộ với Poor Tom (Edgar giả dạng) để mào đầu cho bi kịch của Lear. (tóm tắt Vua Lear bằng tiếng Việt tại đây)


Act 3, scene 4
Why, thou wert better in thy grave than to answer with thy uncovered body this extremity of the skies.—Is man no more than this? Consider him well.—Thou owest the worm no silk, the beast no hide, the sheep no wool, the cat no perfume. Ha! Here’s three on ’s are sophisticated. Thou art the thing itself.Unaccommodated man is no more but such a poor, bare, forked animal as thou art.—Off, off, you lendings! Come. Unbutton here. (tears at his clothes)
Anh mới là thật.Cái giống người không cuộn trong lớp vỏ văn minh thì không hơn gì con thú hai chân khôn khổ, trần truồng như anh.Hãy lột bỏ cái mớ quần áo vay mượn từ súc vật này đi! Để ta vứt bỏ hết mớ này ra! (xé toạc quần áo).

ảnh từ nypost.com
ảnh từ suzygoessee.com



tạm dịch theo bản Modern text trên Sparknotes
Thà chết còn hơn là phải trần truồng đi vào mưa bão. Con người là như thế sao? Nhìn hắn ta kìa (nói với Edgar). Anh chẳng nợ nần gì loài súc vật cho lụa là, gấm len, da thuộc, mùi thơm. So với anh, ba chúng ta quá là giả dối đi.


Hay khi Lear được đưa lên sân khấu của Niel Armfield (bài của tác giả Hoa Gruber trên soi.today - bài gồm 2 phần, ấn vào đây để đọc)
[...]
Cảnh 3, màn mưa bão được tạo nên bởi quạt máy lớn và hệ thống tưới nước. Trong một tiếng đồng hồ “mưa” xối xả dội xuống Vua Lear, Hề, Kent, và Edgard. Ánh sáng chói lòa và gió thốc từ chiếc quạt sắt lớn vào những thân thể co quắp, loạng choạng, ướt lướt thướt. Tiếng mưa gió ầm ầm, cuồng nộ, nhấn chìm không chỉ các diễn viên mà cả lời thoại của họ. Diễn viên, bằng trực cảm đã hét to hơn cả tiếng mưa bão. Cái quạt tạo gió và ánh sáng lồ lộ ở bên phải sân khấu. Không còn dấu vết của tấm ri đô thứ tư mà diễn viên của Stanislavsky tưởng tượng ra để khán giả có cảm giác đang chứng kiến một mảnh của thế giới thật diễn ra trước mắt. Mục kích cơ cấu dựng kịch vẫn được giấu trong hậu trường của sân khấu “tự nhiên” và “hiện thực” buộc khán giả phải thay đổi cách cảm nhận và thưởng thức.

[..]
Sau nghỉ giải lao, màn kéo lên thì một khoảng không trắng đục lộ ra. Ánh sáng chói lòa trùm lên màn hơi tạo thành mây trắng lên sân khấu. Các nhân vật lơ lửng, lọt thỏm trong khoảng không rộng lớn. Từ sau nghỉ giải lao cho đến hết vở kịch chỉ diễn ra trong không gian trắng này.

[..]
Thiết kế sân khấu được thực hiện bởi Robert Cousins, người cộng tác của Armfield trong nhiều năm. Thiết kế này lại được ánh sáng của Nick Schlieper phụ trợ. Thiết kế tinh giản của vở kịch như thể đã cân nhắc có thể bỏ những gì ra khỏi sân khấu mà vẫn kể được chuyện. Trong vở này, Robert đã thực hiện điều mà anh đã hướng tới từ lâu: tạo nên khoảng trống hoàn hảo. Bất cứ cái gì để vào khoảng trống đó đều trở nên quan trọng. Và quả thật, phần mở đầu và phần cuối, sân khấu của Vua Lear là khoảng hoàn toàn trống, trong đó những sợi kim tuyến vàng cũng mang đầy biểu tượng. Không gian trống đó thể hiện ý tưởng xuyên suốt của vở kịch: diễn tả những gì xẩy ra khi một người bị mất tất cả. Armfield muốn vở kịch đặt các câu hỏi: “Khi một người bị mất hết thì sẽ khám phá ra điều gì? Thế nào là cuộc sống, xã hội, là tâm trí con người? Thế nào là khái niệm trừu tượng mà chúng ta gọi là tình yêu ?”

hoặc trên màn ảnh với phiên bản điện ảnh của Akira Kurosawa (Ran, 1985)




Hình tượng con người nhỏ bé, đánh mất tất cả và bị phơi trần trên trên một vùng không gian hiu quạnh cũng được khắc họa trong đoạn cuối của L’histoire du chevalier Des Grieux et Manon Lescaut (Abbé Prévost, 1731) khi đôi tình nhân bị đưa đến Nouvelle Orléans (New Orleans), đêm Manon chết trong vòng tay Des Grieux, được Jean Sgard chỉ ra trong cuốn Prévost romancier (1968, Paris, trang 235) ,: “[I]l essaie, contre tout espoir, de conjurer son sort, mais il est condamné [...] [I]l est frappé par le ciel, et sous le ciel, dans un désert où rien ne peut le protéger, frappé dans ses amours.”

tạm dịch: Chàng cố gắng thay đổi số phận, nhưng mọi sự đã được an bài, chàng đã bị kết án. [..] Chàng bị Ông Trời trừng phạt, trần trụi giữa sa mạc hoang vu, bị trừng phạt vì những đam mê của mình.

(*) khái niệm này xin tạm dịch là "phận làm người". Định nghĩa theo wikipedia ở đây.

Comments

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh ...

/truyện - người nghệ sĩ bên ngoài bức tường

Platon nói, không có chỗ cho nghệ sĩ trong thành phố của tôi. Người nghệ sĩ chưa bao giờ đặt chân đến đó. Để đi đến thành phố của Platon, người nghệ sĩ đã lênh đênh trên rất nhiều con thuyền khác nhau, ăn những mẩu bánh mỳ thừa từ bữa ăn của các thủy thủ, và nhấm nháp những quả táo lên men. Những đêm biển lặng và bầu trời quang đãng, anh hát cho họ nghe những khúc ca của mặt đất. Tiếng hát và tiếng đàn hòa vào tiếng sóng vỗ ồ oạp vào mạn thuyền, đôi khi họ cũng hát với anh, đôi khi họ chỉ im lặng lắng nghe. Người nghệ sĩ thỉnh thoảng cũng hát những giai điệu do anh tự nghĩ ra, và kể cho chú bé học việc trên tàu rằng những con mòng biển đã dạy anh âm nhạc. Chúng chở trên đôi cánh những khúc ca của sóng và gió. Chú bé lắng nghe anh chăm chú và nói rằng hình như ngày bé, chú cũng từng hiểu ngôn ngữ của các loài chim. Khi lớn lên người ta bảo chú phải chọn lấy một nghề, như là làm nông, thợ rèn hay vào quân đội bảo vệ thành phố, chứ không thể có chuyện một con người hẳn hoi mà lại hót n...