Skip to main content

điều ước cho năm 2016






Gần đây, có một câu hỏi luôn làm tôi trăn trở: Làm thế nào để "tốt" hơn?





Dù đã học đến năm thứ 2 Đại học (đáng lẽ phải là năm thứ 3), tôi vẫn cảm thấy cuộc sống cả ở trong và bên ngoài trường lớp của mình còn nhiều chới với. Những khuyết điểm vốn có, dù đã nhận thấy từ lâu, tôi vẫn cố tình lờ đi và chính vì thế, vẫn dậm chân tại một phiên bản còn nhiều hạn chế. Không lúc nào tôi không cảm thấy biết ơn vì đã được ưu ái hơn so với nỗ lực bỏ ra, đồng thời luôn sợ hãi vì sự yếu đuối dễ thỏa mãn của bản thân.

Tôi không sinh ra với trí tuệ vượt trội, từ nhỏ cũng không sống trong môi trường trí thức. Vì vậy, không có cách nào khác là dùng nỗ lực của chính mình để bù lấp các khiếm khuyết. Thiên tài cũng phải cố gắng, đó chính là điều tôi học được từ Umberto Eco. Trước khi xuất bản tiểu thuyết đầu tay năm bốn mươi tám tuổi, Eco đã là một học giả nổi bật ở cả hai lĩnh vực là medieval studies và semiotics. Con đường để trở nên vĩ đại thật gian nan, nhưng cuộc chiến với bản thân mình mới là khó khăn hơn cả. Nhìn vào sự nghiệp của Eco, tôi tự hỏi mình đã sống hai mươi năm vừa qua của cuộc đời mình một cách lãng phí đến thế nào. Câu hỏi này thực sự làm tôi choáng váng.

Tôi ước mình đọc nhiều sách hơn, đáng lẽ tôi đã có một nền tảng vững vàng hơn ở ngưỡng hai mươi tuổi. Hoặc học chơi một nhạc cụ, chơi một môn thể thao, để biết cách sắp xếp công việc khoa học và không lãng phí thời gian vào những chuyện vô bổ.

Tôi sẽ học cách chiến đấu với nỗi sợ hãi. Bắt đầu với việc tập chạy bộ, học chơi guitar, mỗi tháng đọc một quyển sách ngoài chương trình học và thử học một ngoại ngữ khác. Rốt cuộc, là để học cách làm chủ đời sống của chính mình.

*ảnh từ phim A West Lake moment (2005)

Comments

  1. thiệt, t nghĩ nếu c k chọn đi mà ở nhà thì chuyện nghĩ đến việc bản thân chới với đến đâu chưa chắc đã xuất hiện đúng lúc như này ;)

    ReplyDelete
  2. à, chỉ biết chắc là kiếm được nhiều xu hơn bây giờ thôi xD

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh ...

no man's land hay là Vua Lear và Manon Lescaut

King Lear và đoạn kết của Manon Lescaut (các hình ảnh trong bài được lấy từ nhiều nguồn trên internet) Khái niệm " no man's land " trong bài được hiểu với nghĩa: vùng đất không có người ở hay không có sự hiện diện của con người. Khi bị hai con gái bỏ rơi, Lear hóa điên và đi vào cơn bão. Mưa gió hay sự thịnh nộ của thánh thần đã khiến Lear trở thành hình tượng chân thực nhất cho condition humaine (*): khi tất cả của cải vật chất, địa vị đều tan rã, con người trở về nhân dạng trần trụi của mình. Điều đó đã được Shakespeare hé lộ với Poor Tom (Edgar giả dạng) để mào đầu cho bi kịch của Lear. (tóm tắt Vua Lear bằng tiếng Việt tại đây ) Act 3, scene 4 Why, thou wert better in thy grave than to answer with thy uncovered body this extremity of the skies.—Is man no more than this? Consider him well.—Thou owest the worm no silk, the beast no hide, the sheep no wool, the cat no perfume. Ha! Here’s three on ’s are sophisticated. Thou art the thing itself. Unac...

/truyện - người nghệ sĩ bên ngoài bức tường

Platon nói, không có chỗ cho nghệ sĩ trong thành phố của tôi. Người nghệ sĩ chưa bao giờ đặt chân đến đó. Để đi đến thành phố của Platon, người nghệ sĩ đã lênh đênh trên rất nhiều con thuyền khác nhau, ăn những mẩu bánh mỳ thừa từ bữa ăn của các thủy thủ, và nhấm nháp những quả táo lên men. Những đêm biển lặng và bầu trời quang đãng, anh hát cho họ nghe những khúc ca của mặt đất. Tiếng hát và tiếng đàn hòa vào tiếng sóng vỗ ồ oạp vào mạn thuyền, đôi khi họ cũng hát với anh, đôi khi họ chỉ im lặng lắng nghe. Người nghệ sĩ thỉnh thoảng cũng hát những giai điệu do anh tự nghĩ ra, và kể cho chú bé học việc trên tàu rằng những con mòng biển đã dạy anh âm nhạc. Chúng chở trên đôi cánh những khúc ca của sóng và gió. Chú bé lắng nghe anh chăm chú và nói rằng hình như ngày bé, chú cũng từng hiểu ngôn ngữ của các loài chim. Khi lớn lên người ta bảo chú phải chọn lấy một nghề, như là làm nông, thợ rèn hay vào quân đội bảo vệ thành phố, chứ không thể có chuyện một con người hẳn hoi mà lại hót n...