Nếu ai đó muốn tìm hiểu về đề tài tình yêu đồng giới trong điện ảnh, có lẽ hai bộ phim Happy Together (1997) và Blue is the warmest colour (2013) sẽ những tác phẩm đáng để khám phá nhất. Lựa chọn này của tôi cũng mang tính công bằng: nếu Vương Gia Vệ kể câu chuyện về hai người đàn ông yêu nhau, thì mối tình mà Abdellatif Kechiche đưa lên màn ảnh là tình yêu giữa hai cô gái trẻ.
Dường như có một mối liên hệ đặc biệt giữa mùa xuân và tình yêu chớm nở (2), khi Happy Together (tựa tiếng Hán là Xuân quang xạ tiết - Ánh xuân tỏa hương ) và Blue is the warmest colour đều kể lại quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp nhất của con người. Tất cả nhiệt huyết và khát vọng sống dồn hết vào một mối tình khắc cốt ghi tâm, để cháy bằng đam mê và rồi lụi tàn ngay sau đó. Có lẽ người nào bước vào tuổi trưởng thành cũng vậy: mải miết đi tìm một lẽ sống, một bản thể đối xứng với chính mình như mảnh ghép bị thất lạc từ lâu, rồi vỡ mộng vì biết rằng không ai có thể là tấm gương biết chiều lòng người soi. Mỗi nhân vật trong hai cuộc tình đều yêu người kia tha thiết đến mức ghét bỏ lẫn nhau chỉ vì không thể hiểu được người mình yêu. Cái đưa họ đến với nhau, có thể là xung động mãnh liệt từ một ánh mắt lướt qua (như Adèle và Emma), đã mang họ đến một thế giới riêng tĩnh lặng của tình yêu và sự đồng cảm, cuối cùng lại không thể trở thành chất keo hàn gắn những tâm hồn đã bị tổn thương.
Thế giới của Diệu Huy và Bảo Vinh đặt ngoài những mối quan hệ xã hội thông thường. Tình yêu của họ không bị thử thách bởi xã hội Hongkong hay Trung Quốc, mà nằm ở chính những khúc mắc cơ bản nhất của đời sống con người: tiền bạc, tính ích kỷ và thất thường của tuổi trẻ. Bộ phim bắt đầu với hai tấm hộ chiếu được đóng dấu của Diệu Huy và Bảo Vinh, chuyển tiếp đến cảnh Bảo Vinh đang nằm trên giường, mắt chăm chú nhìn vào cây đèn có hình thác nước. Ở góc kia của căn phòng là Diệu Huy bên khung cửa rỉ sét. Từ khoảnh khắc đó cho đến lúc Diệu Huy tự mình lái xe tìm đến thác nước trên cây đèn, không gian của phim bị bó hẹp như ẩn dụ của một tình yêu không lối thoát. Hai người yêu nhau, làm tình, giận nhau rồi chia tay, quay trở lại - tất cả đều gói gọn trong căn phòng hẹp: khi là phòng khách sạn, quán cafe nơi Diệu Huy làm việc, căn phòng Huy thuê.
Bảo Vinh đến rồi đi, nhưng những khúc mắc giữa hai người lại ngày càng chồng chất như đống lộn xộn anh để lại trong phòng. Mối quan hệ xã hội của hai người cũng chỉ nằm trong cộng đồng Hoa Kiều nhỏ bé ở Argentina, hay những người đồng tính mà họ tìm đến để giải quyết nhu cầu vật chất và tình dục. Trong thế giới thiếu vắng mà thừa mứa tiếng người đó, tất cả các âm thanh đều hỗn độn và vô nghĩa: những đoàn khách Trung Quốc nhộn nhạo trong quán cafe tango, gia đình chủ nhà lúc nào cũng cãi vã, đám thanh niên vất vưởng trên đường phố hay những công nhân ồn ĩ trong lò mổ mà Huy làm thêm giờ... Không ai trong số họ được miêu tả như một cá thể, một nhân cách có số phận riêng mà tổng thể của tất cả những gương mặt ấy chỉ là sự nhạt nhòa hỗn tạp. Diệu Huy và Bảo Vinh chống chọi lại cuộc sống đó bằng thái độ thờ ơ và chỉ thực sự cất lên tiếng nói khi ở cạnh nhau. Nhưng có lẽ, tạp âm quá lớn ấy đã khiến họ mất đi sự nhạy cảm với âm thanh (trái ngược với nhân vật Trương - một thanh niên Đài Bắc làm phục vụ trong quán ăn cùng với Huy) để cuối cùng không thể hiểu được tiếng nói từ sâu trong mỗi người. Nếu Huy chọn bỏ đi để được "làm lại từ đầu", đã lại được nghe trái tim mình đập và tự giải thoát khỏi mối tình bế tắc thì có lẽ Vinh sẽ không bao giờ có được cơ hội ấy. Thác nước Izugazu mà cả hai ước mong được đến, chính là một ảo vọng của hạnh phúc trong nỗi cô đơn. Họ tìm kiếm hạnh phúc ở trong nhau, ở bên nhau nhưng chỉ Huy là tìm được đến nơi và lẻ loi lạnh buốt trong làn nước, còn Vinh vẫn tuyệt vọng đăm đắm nhìn vào hình ảnh mơ hồ xoay vòng của ngọn đèn.
Thế giới của Adèle và Emma lại nằm ở chính tâm của cuộc đấu tranh vì người đồng tính tại Pháp. Nhưng sâu xa hơn, thử thách từ định kiến xã hội lại không lớn lao bằng chính những rào cản trong bản thân mỗi người. Sự trưởng thành của Adèle từ khi gặp Emma được chia làm hai giai đoạn: khi cô còn là học sinh trung học (chương I) và khi đã trở thành một cô giáo như mong ước (chương II). Hai nhân vật chính dường như thuộc về hai cộng đồng hoàn toàn khác biệt: phía Adèle là trường học với đám bạn tuổi teen, tầng lớp bình dân với những sở thích và tư duy tầm thường; phía Emma là nghệ thuật và triết học, tầng lớp trung lưu có quan điểm cấp tiến. Bị xô đẩy những đợt sóng ngầm đó, sức hút giữa hai thái cực là một điều khó tránh khỏi. Từ ghế băng giữa giờ nghỉ trưa, trên bãi cỏ xanh trong công viên vắng vẻ, đến phòng ngủ của Emma và Adèle - lộ trình của tình yêu và khám phá tình dục đến rất tự nhiên, trong những không gian hoàn toàn riêng tư.
Tương tác xã hội của hai nhân vật cũng được khắc họa gần giống với Huy và Vinh trong Happy Together. Các cuộc đối thoại, các âm thanh đến từ thế giới "thiên hạ" đều được nhà làm phim biến đổi thành tạp âm. Môi trường đó không chỉ tạo cho nhân vật Adèle (giàu tính nữ) dáng vẻ lạc lõng trong hầu hết các tình huống, mà đồng thời khắc họa cá tính mạnh của nhân vật Emma (tính nam). Đỉnh điểm của sự thiếu thấu hiểu, hay những kỳ vọng không được thỏa mãn là cuộc cãi vã khi Emma phát hiện Adèle ngoại tình. Ghen tuông và giận dữ mất kiểm soát là biểu hiện của lòng kiêu hãnh bị tổn thương. Tình yêu hay dục vọng chuyển hướng không phải là lý do chính của mối quan hệ tan vỡ, mà cảm giác bị phản bội có thể diễn giải như: "Tại sao cô/anh lại dám hạnh phúc mà không có tôi?". Hình dung của hạnh phúc nằm ngoài tương tác xã hội và nằm trong cô đơn đã sụp đổ hoàn toàn. Không còn khả năng lắng nghe và chấp nhận những khác biệt của nhau, tình yêu chính là địa ngục mà ta từng lầm tưởng là cánh cổng đến thiên đường.
Thực chất, cuộc tình nào cũng là câu chuyện riêng tư giữa hai người (trong lý tưởng bình đẳng hoàn hảo không có người thứ ba) và sự tách biệt với thế giới nói chung là hệ quả trực tiếp của mối quan hệ khép kín ấy. Tuy nhiên, tình yêu giữa hai người có cùng giới tính, dù hoàn toàn tự do hay bị ngăn cản bởi định kiến, lại đem đến một cái nhìn sâu sắc về tình yêu bất kể giới tính. Đối diện với người mình yêu là cùng lúc đối diện với chính mình và cùng lúc đối diện với một vũ trụ những điều không ngờ tới. Bóp méo mọi âm thanh của thế giới bên ngoài để xây dựng một cõi riêng biệt lập, có khi nào chính là vứt bỏ đi khả năng lắng nghe và cảm thông?
----
(1) Từ câu nói trong vở kịch Huis Clos của J.-P. Sartre: "L'enfer, c'est les autres" (Địa ngục ở kẻ kia)
(2) Điện ảnh Việt Nam có một bộ phim cũng khai thác mối liên hệ này là Ký ức mùa xuân (phim ngắn của đạo diễn Phan Nha Trang)
Dường như có một mối liên hệ đặc biệt giữa mùa xuân và tình yêu chớm nở (2), khi Happy Together (tựa tiếng Hán là Xuân quang xạ tiết - Ánh xuân tỏa hương ) và Blue is the warmest colour đều kể lại quãng thời gian thanh xuân tươi đẹp nhất của con người. Tất cả nhiệt huyết và khát vọng sống dồn hết vào một mối tình khắc cốt ghi tâm, để cháy bằng đam mê và rồi lụi tàn ngay sau đó. Có lẽ người nào bước vào tuổi trưởng thành cũng vậy: mải miết đi tìm một lẽ sống, một bản thể đối xứng với chính mình như mảnh ghép bị thất lạc từ lâu, rồi vỡ mộng vì biết rằng không ai có thể là tấm gương biết chiều lòng người soi. Mỗi nhân vật trong hai cuộc tình đều yêu người kia tha thiết đến mức ghét bỏ lẫn nhau chỉ vì không thể hiểu được người mình yêu. Cái đưa họ đến với nhau, có thể là xung động mãnh liệt từ một ánh mắt lướt qua (như Adèle và Emma), đã mang họ đến một thế giới riêng tĩnh lặng của tình yêu và sự đồng cảm, cuối cùng lại không thể trở thành chất keo hàn gắn những tâm hồn đã bị tổn thương.
Thế giới của Diệu Huy và Bảo Vinh đặt ngoài những mối quan hệ xã hội thông thường. Tình yêu của họ không bị thử thách bởi xã hội Hongkong hay Trung Quốc, mà nằm ở chính những khúc mắc cơ bản nhất của đời sống con người: tiền bạc, tính ích kỷ và thất thường của tuổi trẻ. Bộ phim bắt đầu với hai tấm hộ chiếu được đóng dấu của Diệu Huy và Bảo Vinh, chuyển tiếp đến cảnh Bảo Vinh đang nằm trên giường, mắt chăm chú nhìn vào cây đèn có hình thác nước. Ở góc kia của căn phòng là Diệu Huy bên khung cửa rỉ sét. Từ khoảnh khắc đó cho đến lúc Diệu Huy tự mình lái xe tìm đến thác nước trên cây đèn, không gian của phim bị bó hẹp như ẩn dụ của một tình yêu không lối thoát. Hai người yêu nhau, làm tình, giận nhau rồi chia tay, quay trở lại - tất cả đều gói gọn trong căn phòng hẹp: khi là phòng khách sạn, quán cafe nơi Diệu Huy làm việc, căn phòng Huy thuê.
![]() |
Huy (Lương Triều Vỹ - áo kẻ) và Vinh (Trương Quốc Vinh - áo cam) tập nhảy trong phòng bếp |
Bảo Vinh đến rồi đi, nhưng những khúc mắc giữa hai người lại ngày càng chồng chất như đống lộn xộn anh để lại trong phòng. Mối quan hệ xã hội của hai người cũng chỉ nằm trong cộng đồng Hoa Kiều nhỏ bé ở Argentina, hay những người đồng tính mà họ tìm đến để giải quyết nhu cầu vật chất và tình dục. Trong thế giới thiếu vắng mà thừa mứa tiếng người đó, tất cả các âm thanh đều hỗn độn và vô nghĩa: những đoàn khách Trung Quốc nhộn nhạo trong quán cafe tango, gia đình chủ nhà lúc nào cũng cãi vã, đám thanh niên vất vưởng trên đường phố hay những công nhân ồn ĩ trong lò mổ mà Huy làm thêm giờ... Không ai trong số họ được miêu tả như một cá thể, một nhân cách có số phận riêng mà tổng thể của tất cả những gương mặt ấy chỉ là sự nhạt nhòa hỗn tạp. Diệu Huy và Bảo Vinh chống chọi lại cuộc sống đó bằng thái độ thờ ơ và chỉ thực sự cất lên tiếng nói khi ở cạnh nhau. Nhưng có lẽ, tạp âm quá lớn ấy đã khiến họ mất đi sự nhạy cảm với âm thanh (trái ngược với nhân vật Trương - một thanh niên Đài Bắc làm phục vụ trong quán ăn cùng với Huy) để cuối cùng không thể hiểu được tiếng nói từ sâu trong mỗi người. Nếu Huy chọn bỏ đi để được "làm lại từ đầu", đã lại được nghe trái tim mình đập và tự giải thoát khỏi mối tình bế tắc thì có lẽ Vinh sẽ không bao giờ có được cơ hội ấy. Thác nước Izugazu mà cả hai ước mong được đến, chính là một ảo vọng của hạnh phúc trong nỗi cô đơn. Họ tìm kiếm hạnh phúc ở trong nhau, ở bên nhau nhưng chỉ Huy là tìm được đến nơi và lẻ loi lạnh buốt trong làn nước, còn Vinh vẫn tuyệt vọng đăm đắm nhìn vào hình ảnh mơ hồ xoay vòng của ngọn đèn.
Cảnh đầu phim |
![]() |
Huy bên cây đèn sau khi Vinh đã rời đi |
Thế giới của Adèle và Emma lại nằm ở chính tâm của cuộc đấu tranh vì người đồng tính tại Pháp. Nhưng sâu xa hơn, thử thách từ định kiến xã hội lại không lớn lao bằng chính những rào cản trong bản thân mỗi người. Sự trưởng thành của Adèle từ khi gặp Emma được chia làm hai giai đoạn: khi cô còn là học sinh trung học (chương I) và khi đã trở thành một cô giáo như mong ước (chương II). Hai nhân vật chính dường như thuộc về hai cộng đồng hoàn toàn khác biệt: phía Adèle là trường học với đám bạn tuổi teen, tầng lớp bình dân với những sở thích và tư duy tầm thường; phía Emma là nghệ thuật và triết học, tầng lớp trung lưu có quan điểm cấp tiến. Bị xô đẩy những đợt sóng ngầm đó, sức hút giữa hai thái cực là một điều khó tránh khỏi. Từ ghế băng giữa giờ nghỉ trưa, trên bãi cỏ xanh trong công viên vắng vẻ, đến phòng ngủ của Emma và Adèle - lộ trình của tình yêu và khám phá tình dục đến rất tự nhiên, trong những không gian hoàn toàn riêng tư.
![]() |
Cảnh trong công viên |
Tính đối xứng hoàn hảo trong khung hình |
Tương tác xã hội của hai nhân vật cũng được khắc họa gần giống với Huy và Vinh trong Happy Together. Các cuộc đối thoại, các âm thanh đến từ thế giới "thiên hạ" đều được nhà làm phim biến đổi thành tạp âm. Môi trường đó không chỉ tạo cho nhân vật Adèle (giàu tính nữ) dáng vẻ lạc lõng trong hầu hết các tình huống, mà đồng thời khắc họa cá tính mạnh của nhân vật Emma (tính nam). Đỉnh điểm của sự thiếu thấu hiểu, hay những kỳ vọng không được thỏa mãn là cuộc cãi vã khi Emma phát hiện Adèle ngoại tình. Ghen tuông và giận dữ mất kiểm soát là biểu hiện của lòng kiêu hãnh bị tổn thương. Tình yêu hay dục vọng chuyển hướng không phải là lý do chính của mối quan hệ tan vỡ, mà cảm giác bị phản bội có thể diễn giải như: "Tại sao cô/anh lại dám hạnh phúc mà không có tôi?". Hình dung của hạnh phúc nằm ngoài tương tác xã hội và nằm trong cô đơn đã sụp đổ hoàn toàn. Không còn khả năng lắng nghe và chấp nhận những khác biệt của nhau, tình yêu chính là địa ngục mà ta từng lầm tưởng là cánh cổng đến thiên đường.
Thực chất, cuộc tình nào cũng là câu chuyện riêng tư giữa hai người (trong lý tưởng bình đẳng hoàn hảo không có người thứ ba) và sự tách biệt với thế giới nói chung là hệ quả trực tiếp của mối quan hệ khép kín ấy. Tuy nhiên, tình yêu giữa hai người có cùng giới tính, dù hoàn toàn tự do hay bị ngăn cản bởi định kiến, lại đem đến một cái nhìn sâu sắc về tình yêu bất kể giới tính. Đối diện với người mình yêu là cùng lúc đối diện với chính mình và cùng lúc đối diện với một vũ trụ những điều không ngờ tới. Bóp méo mọi âm thanh của thế giới bên ngoài để xây dựng một cõi riêng biệt lập, có khi nào chính là vứt bỏ đi khả năng lắng nghe và cảm thông?
----
(1) Từ câu nói trong vở kịch Huis Clos của J.-P. Sartre: "L'enfer, c'est les autres" (Địa ngục ở kẻ kia)
(2) Điện ảnh Việt Nam có một bộ phim cũng khai thác mối liên hệ này là Ký ức mùa xuân (phim ngắn của đạo diễn Phan Nha Trang)
Comments
Post a Comment