Skip to main content

about Film art

when you talk about Film art, don't look for its meaning(s), but firstly how directors/artists visualizing things.

just found someting very interesting to share:

"Trần Thị Kim Trang – Epilogue: The Palpable Invisibility of Life (tạm dịch: “Đoạn kết: Tồn tại vô hình của cuộc sống”) của nữ làm phim người Mỹ gốc Việt Trần Thị Kim Trang. Đây là phần cuối trong tám bộ phim nổi tiếng của loạt phim The Blindness Series (Series về khái niệm “mù”) đã được giới thiệu tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Trong phần phim này, nhà làm phim sử dụng thu âm ghi lại trong những ngày cuối cùng bên mẹ mình trước lúc bà mất và tìm hiểu mối về mối liên kết giữa mẹ và con gái cũng như giữa cái chết và những di ẩn còn lại của những người đã khuất. Trần Thị Kim Trang còn sử dụng những trích dẫn và phông chữ viết tay của triết gia người Pháp Jacques Derrida diễn giải về sự tồn tại của những gì thấy được và không thấy được của ký ức và sự tuần hoàn của cuộc sống.

Trần Thị Kim Trang sinh ra ở Việt Nam và di cư sang Mỹ năm 1975.  Cô tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Nghệ thuật California và sang tác các tác phẩm video mang tính thử nghiệm từ những năm 1990. Các tác phẩm của cô được trình chiếu khắp nơi trên thế giới. Năm 1999, tám loat phim về “Sự mù” Blindness Series của cô được chiếu độc lập tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art). Các phim trong loạt phim này được chọn lọc trình chiếu tại Bảo tàng Whitney Museum of American Art, tại Liên hoan thứ 46 của Robert Flaherty Film Seminar năm 2000.  Các video của cô tìm hiểu về sự mù như những ẩn dụ khác nhau. Loạt phim được hoàn tất vào năm 2006. Trang được đề cử giải thưởng Cal Arts/Alpert Award in the Arts và là một trong những nghệ sĩ được giải của Rockefeller Film/Video/Multimedia năm 2011. Giải thưởng này giúp cô hoàn tất dự Call Me Sugar, một dự án cô viết về mẹ mình.
Trang cũng hợp tác cùng nghệ sĩ Karl Mihail trong dự án Gene Genies Worldwide© (genegenies.com).  Những tác phẩm video dạng ý niệm của họ được triển lãm tại Liên hoan Ars Electronica Festival tại Áo, Exit Art, Bảo tàng Tang Museum ở Skidmore College, và những nơi khác. Hiện nay cô là giáo sư giảng dạy tại trường Scripps College."

Comments

Popular posts from this blog

Thế nào là “không gian” trong sân khấu? – một số gợi mở từ Die Klage der Kaiserin (1989) của Pina Bausch

. [Bài viết từ tháng 6 năm 2021]         Die Klage der Kaiserin là bộ phim đầu tay và cũng là duy nhất của Pina Baush. Phim được quay từ tháng mười năm 1987 đến tháng tư năm 1988 tại Wuppertal, ra mắt vào năm 1989 nhưng phải tới năm 2011 mới được phát hành bản DVD. Trong gần năm thập kỷ sự nghiệp, Bausch chỉ vài lần cho phép các tác phẩm của mình được thu hình lại, vậy nên ngoài việc tới nhà hát xem tận mắt, khán giả có khá ít cơ hội để trải nghiệm trọn vẹn các tác phẩm của bà. Cơ hội ấy đã mở ra với Die Klage der Kaiserin (tạm dịch: “Lời than thở của nữ vương”) - một thử nghiệm đưa sân khấu kịch-múa của Pina lên màn hình lớn, khi nghệ sĩ chấp nhận những khả năng và những rủi ro của việc dùng các phương tiện của điện ảnh để diễn giải sân khấu.       Bộ phim mở ra với một cảnh ngoại, ở chính giữa khung hình là một người phụ nữ đang dùng máy thổi lá để thổi tung những chiếc lá vàng đang phủ kín mặt đất xung quanh. Âm thanh thực của cảnh ...

no man's land hay là Vua Lear và Manon Lescaut

King Lear và đoạn kết của Manon Lescaut (các hình ảnh trong bài được lấy từ nhiều nguồn trên internet) Khái niệm " no man's land " trong bài được hiểu với nghĩa: vùng đất không có người ở hay không có sự hiện diện của con người. Khi bị hai con gái bỏ rơi, Lear hóa điên và đi vào cơn bão. Mưa gió hay sự thịnh nộ của thánh thần đã khiến Lear trở thành hình tượng chân thực nhất cho condition humaine (*): khi tất cả của cải vật chất, địa vị đều tan rã, con người trở về nhân dạng trần trụi của mình. Điều đó đã được Shakespeare hé lộ với Poor Tom (Edgar giả dạng) để mào đầu cho bi kịch của Lear. (tóm tắt Vua Lear bằng tiếng Việt tại đây ) Act 3, scene 4 Why, thou wert better in thy grave than to answer with thy uncovered body this extremity of the skies.—Is man no more than this? Consider him well.—Thou owest the worm no silk, the beast no hide, the sheep no wool, the cat no perfume. Ha! Here’s three on ’s are sophisticated. Thou art the thing itself. Unac...

/truyện - người nghệ sĩ bên ngoài bức tường

Platon nói, không có chỗ cho nghệ sĩ trong thành phố của tôi. Người nghệ sĩ chưa bao giờ đặt chân đến đó. Để đi đến thành phố của Platon, người nghệ sĩ đã lênh đênh trên rất nhiều con thuyền khác nhau, ăn những mẩu bánh mỳ thừa từ bữa ăn của các thủy thủ, và nhấm nháp những quả táo lên men. Những đêm biển lặng và bầu trời quang đãng, anh hát cho họ nghe những khúc ca của mặt đất. Tiếng hát và tiếng đàn hòa vào tiếng sóng vỗ ồ oạp vào mạn thuyền, đôi khi họ cũng hát với anh, đôi khi họ chỉ im lặng lắng nghe. Người nghệ sĩ thỉnh thoảng cũng hát những giai điệu do anh tự nghĩ ra, và kể cho chú bé học việc trên tàu rằng những con mòng biển đã dạy anh âm nhạc. Chúng chở trên đôi cánh những khúc ca của sóng và gió. Chú bé lắng nghe anh chăm chú và nói rằng hình như ngày bé, chú cũng từng hiểu ngôn ngữ của các loài chim. Khi lớn lên người ta bảo chú phải chọn lấy một nghề, như là làm nông, thợ rèn hay vào quân đội bảo vệ thành phố, chứ không thể có chuyện một con người hẳn hoi mà lại hót n...